Tại sao văn hóa giao tiếp lại quan trọng đối với các lãnh đạo nhân sự vào năm 2022

Nhân viên của bạn có cảm thấy đủ thoải mái để nói lên suy nghĩ của họ không? Cùng nghe các giám đốc nhân sự cung cấp các thủ thuật mấu chốt.

Giao tiếp. Giao tiếp. Giao tiếp. Đối với các nhà lãnh đạo nhân sự, đó là một cuộc chiến gần như liên tục để đảm bảo rằng thông điệp nội bộ của lãnh đạo cấp cao được truyền bá một cách hiệu quả – và nhân viên của họ không bỏ lỡ thông tin nào. Giao tiếp không tốt, hoặc thiếu hoàn toàn thông tin đó, có thể dẫn đến một nền văn hóa độc hại, tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao và tinh thần sa sút. Vì vậy, bộ phận nhân sự nên làm gì để đảm bảo nhân viên của họ tiếp thu đầy đủ các thông điệp mà vẫn cảm thấy đủ thoải mái để nói ra nếu họ không đồng quan điểm?

Theo Craig Sneesby, giám đốc điều hành của U&U Recruitment Partners, có văn phòng tại Brisbane và Sydney: “Ranh giới được thiết lập bằng cách giao tiếp cởi mở và trung thực – ở cả hai phía.”

“Một số nhà tuyển dụng tránh tổ chức những cuộc trò chuyện khó khăn và cố gắng giữ cho mọi người vui vẻ. Theo kinh nghiệm của tôi, có ranh giới rõ ràng xung quanh kỳ vọng sẽ làm cho các cuộc trò chuyện khó khăn trở nên dễ dàng hơn. Bằng cách chăm sóc bản thân, thông qua các ranh giới rõ ràng và hiệu quả, bạn có thể giúp nuôi dưỡng một nơi làm việc và văn hóa tích cực cho nhân viên của mình.”

Văn hóa giao tiếp đích thực

“Luôn luôn kiểm tra các giá trị của bạn,” Sneesby nói với HRD. “Là một nhà lãnh đạo nhân sự, công việc có thể được ưu tiên, nhưng ngoài điều đó, đâu là thứ quan trọng và có ý nghĩa đối với bạn? Việc học cách nói ‘không’ hoặc lùi lại vào đúng thời điểm – một cách thích hợp và lịch sự – là một nghệ thuật và là điều mà mọi người cần học để làm.”

Đối với nhân viên, Sneesby tiết lộ rằng một môi trường văn phòng cởi mở, nơi mọi người cảm thấy thoải mái khi thảo luận các vấn đề với người quản lý và giám đốc điều hành cấp cao là chìa khóa cho một công ty lành mạnh.

Ông giải thích: “Mọi thứ đều phụ thuộc vào việc giao tiếp rõ ràng, cởi mở và trung thực giữa người lao động và người sử dụng lao động, đồng thời tạo ra một không gian an toàn cho các cuộc thảo luận. Nếu một nhân viên đang vật lộn với khối lượng công việc của họ hoặc cảm thấy thất vọng hoặc quá tải vì phải liên tục nói ‘có’ với mọi thứ khi họ cần nói ‘không’, đó là khi sự bực bội, chán nản hoặc kiệt sức xảy ra.”

Đặt ra ranh giới thích hợp

Đảm bảo nhân viên không bị phiền hà với các email ngoài giờ làm việc của họ là một vấn đề lớn đối với các nhà lãnh đạo nhân sự của Úc ngay bây giờ. Việc gia tăng công việc từ xa đã dẫn đến văn hóa làm việc quá sức – một văn hóa đang tạo ra tình trạng kiệt sức hàng loạt và làm trầm trọng thêm cho cuộc Đại khủng hoảng lao động.

“Một điều đơn giản mà các nhà lãnh đạo có thể làm là theo dõi giờ nghỉ của nhân viên và kiểm tra với nhân viên của họ về việc dành thời gian nghỉ ngơi thích hợp,” Sneesby nói thêm. “Với tư cách là người lãnh đạo, tôi thường xuyên xem xét lịch nghỉ của nhân viên và khuyến khích nhân viên nghỉ phép. Khi lãnh đạo chủ động nói ra điều này, mọi người sẽ cảm thấy thoải mái để thực sự nghỉ phép và nạp năng lượng trước khi họ thực sự quá tải.”

Mạnh dạn nói lời từ chối

Khách hàng cũng có thể yêu cầu cao và không có gì lạ nếu nhận được cuộc gọi vào ban đêm, vào cuối tuần và/hoặc ngày lễ. Điều này có thể khiến nhân viên cảm thấy kiệt sức và không thể nghỉ ngơi. Hãy nhắc nhở nhân viên rằng đôi khi họ cũng có thể nói lời từ chối.

 

“Mọi người – đặc biệt là các nhà tuyển dụng – thường nhanh chóng nói đồng ý với mọi thứ bởi vì chúng ta muốn được coi là người hoàn thành công việc, chứ không phải như một người chỉ biết bàn lùi,” Sneesby nói thêm. “Nhưng nếu bạn nói với khách hàng của mình quá nhanh, họ có thể cảm thấy như bạn không sẵn sàng thực hiện công việc của mình hoặc bạn không phải là người phù hợp với nhu cầu của họ.”

Hầu hết người sử dụng lao động và người lao động đều mong đợi được nghỉ ngơi sau một năm vất vả. Là lãnh đạo nhân sự, bạn có trách nhiệm đảm bảo nhân viên của mình có thời gian nghỉ ngơi thích hợp mà không cần liên lạc để khi trở lại, họ tràn đầy nhiệt huyết với công việc thay vì uể oải, chán chường.

Nguồn: HRD Asia

Trả lời

LET'S GO
SUBSCRIBE
awesome
Sed ut perspiciatis unde omnis