Chuyển đổi số, các nhà quản lý task-based hãy “sẵn sàng”

Những người đóng vai trò quản lý – vốn đã hoạt động theo cách gần như y nguyên kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, chắc chắn sẽ bị sốc khi tác động của chuyển đổi số thực sự ập đến.

Mặc dù hầu hết các công nghệ mới thường được tung hô là “một cuộc cách mạng”, nhưng chúng hiếm khi thực sự làm được điều đó. Thường thì một công nghệ mới chỉ lặp lại hiện trạng ở chỗ này hoặc chỗ khác, thay vì cách mạng hóa một cách toàn diện. Đây là lúc chuyển đổi số phân biệt chính nó với việc triển khai các công nghệ khác. Khi được triển khai đúng cách, chuyển đổi số sẽ tạo cơ hội cho các tổ chức thay đổi cơ bản cách thức hoạt động của họ.

Vấn đề là hầu hết mọi người chưa sẵn sàng thay đổi cách thức hoạt động của họ, chưa nói đến việc chuyển đổi. Đặc biệt là những người đóng vai trò quản lý – vốn đã hoạt động theo cách gần như y nguyên kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, chắc chắn sẽ bị sốc khi tác động của chuyển đổi số thực sự ập đến. Nhưng việc chuyển đổi số sẽ ảnh hưởng đến họ như thế nào, và họ có thể làm gì được?

Thay đổi cách đưa ra quyết định

Chuyển đổi số có khả năng thay đổi cơ bản cách thức hoạt động của một doanh nghiệp, từ việc mở ra các cơ hội doanh thu mới, giới thiệu dữ liệu mới để đưa ra các quyết định sáng suốt hơn, đến thách thức mức độ phù hợp của các vai trò công việc nhất định. Hầu hết những hậu quả này là có chủ ý và được dự kiến ​​trước, tuy nhiên một vài trong số chúng có thể hoàn toàn mang tính bất ngờ.

Một trong những hệ quả không mong muốn của chuyển đổi số là tác động của nó đối với văn hóa quản lý. Nó có tiềm năng thay đổi cơ bản cách đưa ra các quyết định quản lý. Các giám đốc điều hành có thể ngày càng ít dựa vào cảm xúc và phán đoán của họ, thay vào đó sẽ dựa trên những hiểu biết sâu sắc và khuyến nghị của các thuật toán AI để đưa ra quyết định.

Cũng chính những giám đốc điều hành hiện đang giám sát quá trình chuyển đổi số trong tổ chức của họ có thể sẽ chẳng thích thú gì với viễn cảnh việc đưa ra quyết định của chính họ sẽ trở nên tự động hóa trong tương lai.

Một sự thay đổi để tốt hơn?

Thông qua chuyển đổi số, AI và dữ liệu lớn, các doanh nghiệp đang có được quyền truy cập vào vô số dữ liệu quản lý và thông tin chi tiết ở mức độ chưa từng có trước đây. Mọi tương tác của khách hàng, các bước trong chuỗi cung ứng và phản ứng tiếp thị có thể được ghi lại và phân tích trên quy mô lớn và trong thời gian thực, lượng thông tin đồ sộ có thể được phân tích hiện nay thật đáng kinh ngạc.

Mối tương quan giữa các tập dữ liệu – vốn chưa bao giờ có thể dự đoán được, giờ đã có thể được phát hiện và xử lý, với những công cụ AI liên tục điều chỉnh các thuật toán của chúng để dự đoán kết quả tốt hơn.

Khi đến điểm này, tổ chức sẽ có cơ hội để ủy thác ngay cả những quyết định lớn nhất cho AI. Công ty nên đầu tư vào đâu để thu được lợi nhuận trong năm nay? Mức giá hợp lý cho X là bao nhiêu? Sản phẩm có khả năng sinh lời tốt nhất trong hai quý tới là gì? Khu vực nào có nguy cơ xảy ra bất ổn chính trị trong 5 năm tới và làm thế nào để giảm thiểu rủi ro?

Đây đều là những câu hỏi rất lớn với quá nhiều biến số để chỉ một số ít cá nhân có thể đưa ra quyết định sáng suốt, nhưng đó chính là điều thường xuyên diễn ra trong các cuộc họp của ban quản trị. Bạn có thể nói rằng hầu hết mọi quyết định quản lý chiến lược đều được đưa ra một cách cảm tính, vì không một cá nhân nào có thể tự mình phân tích tất cả các dữ liệu để đưa ra một quyết định đúng đắn. Hoặc chỉ đơn giản là họ không có quyền truy cập vào tất cả các dữ liệu để đưa ra một quyết định sáng suốt.

Các quyết định dựa trên cảm tính sẽ được loại bỏ khi AI tham gia quá trình ra quyết định

AI mang đến khả năng đưa ra quyết định dựa trên thực tế (fact-based) gần với thực tế hơn. Nếu một tổ chức sẵn sàng từ bỏ quyền kiểm soát và chấp nhận một số rủi ro (được tính toán) để kiểm tra và xây dựng lòng tin vào các thuật toán của mình, họ sẽ có cơ hội được vận hành dựa trên thực chứng chứ không phải cảm tính.

Các nhà quản lý không được nằm ngoài sự thay đổi này

Bất cứ khi nào một thay đổi được đề xuất tại nơi làm việc – có thể là công nghệ mới, sáp nhập hoặc mua lại, hầu hết những lo ngại đều xoay quanh việc nó sẽ tác động như thế nào đến các nhân viên tuyến đầu, đặc biệt là về nguy cơ dư thừa nhân lực. Ví dụ: liệu bạn có cần nhân viên thu ngân trong các dịch vụ có tính phí tự phục vụ? Trong trường hợp này, câu trả lời tất nhiên là không.

Tuy nhiên, những đổi mới công nghệ luôn xuất hiện và sẽ tiếp tục làm cho một số vai trò sản xuất trở nên dư thừa. Dù vậy, sau khi trải qua rất nhiều cuộc cách mạng công nghệ, loài người vẫn chưa thấy mình dư thừa. Chẳng hạn, chúng ta có thể có ít thợ khai thác than hơn, ít nhân viên tổng đài và thợ quét ống khói hơn, nhưng mọi người đã tìm thấy công việc thỏa mãn trong các ngành nghề mới như công nghệ hỗ trợ.

Sự khác biệt lần này là sự thay đổi do chuyển đổi số mang lại không chỉ giới hạn ở lực lượng lao động sản xuất mà còn dành cho các nhà quản lý của họ. Và do vai trò cơ bản của các nhà quản lý phần lớn đã được tách biệt khỏi tất cả những thay đổi đối với lực lượng lao động bên dưới họ cho đến bây giờ. Điều này là do hầu hết các nhà quản lý là những người quản lý dựa trên nhiệm vụ (task-based); họ thường đặt ra các nhiệm vụ và kiểm tra xem chúng có đang được hoàn thành hay không. Sau đó họ sẽ báo cáo lên quản lý của họ, người này sau đó sẽ lần lượt báo cáo lên cấp trên cho đến khi cuối cùng nó đến được với hội đồng quản trị.

Do đó, việc quản lý thường trở thành một “dòng chảy báo cáo” cho những tất cả những người trong chuỗi. Nhưng khi việc báo cáo các nhiệm vụ trở nên tự động hơn thông qua chuyển đổi số (hoặc bản thân các nhiệm vụ cũng trở nên tự động) thì vai trò nào còn lại cho những nhà quản lý thuộc tuýp task-based? Nếu họ không cần phải báo cáo việc hoàn thành nhiệm vụ nữa thì vai trò của họ là gì?

Đưa việc quản lý quay trở về gốc rễ

Các nhà quản lý cần nhận ra sự thay đổi này ngay bây giờ và thích ứng với nó, giống như nhân viên của họ đã phải làm trong nhiều thế hệ. Các tổ chức có thể trợ giúp bằng cách chuyển từ các dòng báo cáo dựa trên nhiệm vụ sang các mục tiêu dựa trên các giá trị và kết quả.

Các nhà quản lý vẫn sẽ có một vai trò quan trọng trong doanh nghiệp chuyển đổi kỹ thuật số, nhưng nó sẽ mang tính chiến lược và tương lai hơn rất nhiều. Thay vì biên soạn báo cáo và nhìn lại những gì đã hoặc chưa làm được, họ nên tập trung hơn vào tương lai.

Các nhà quản lý sẽ đọc các báo cáo thay vì viết chúng và đưa ra các quyết định mang tính chiến lược hơn dựa trên sự phong phú của dữ liệu. Đây là cả một chặng đường dài khi các nhà quản lý thuộc tuýp task-based vẫn đang thống trị các tổ chức của chúng ta. Nó sẽ đòi hỏi một tư duy và bộ kỹ năng rất khác mà một số nhà quản lý ngày nay có thể gặp khó khăn trong việc áp dụng.

Mặc dù sự thay đổi này đòi hỏi chúng ta phải đánh giá lại vai trò của người quản lý trong các tổ chức hiện đại, nhưng trên thực tế, quá trình chuyển đổi số đang đưa việc quản lý trở lại gốc rễ của nó. Quản lý chưa từng mang nghĩa là một điểm tổng hợp để báo cáo. Quản lý là tạo ra giá trị bằng cách nhận được những điều tốt nhất từ ​​mọi người thông qua sự khuyến khích, truyền cảm hứng và sự hỗ trợ của các nhóm.

Tác động của quá trình chuyển đổi số đối với các nhà quản lý cuối cùng sẽ là tác động tích cực đối với họ, những người mà họ quản lý và cả tổ chức của họ, nhưng chỉ khi họ chấp nhận nó và sẵn sàng chuyển đổi bản thân trong suốt quá trình.

Nguồn: Siliconrepublic.com

Trả lời

LET'S GO
SUBSCRIBE
awesome
Sed ut perspiciatis unde omnis