Trở thành bậc thầy ngoại giao: Quan hệ rộng chưa chắc đã hay

Khi nói đến mạng lưới quan hệ, càng rộng phải chăng càng tốt? Không nhất thiết. Quản lý chặt chẽ vòng tròn quan hệ thân cận, đáng tin. Bạn sẽ ngạc nhiên về giá trị mình tạo ra đối với cộng đồng lớn hơn – những người chia sẻ cùng mối quan tâm với bạn khắp nơi trên thế giới.

 

Càng to, càng tốt?

Chúng ta đang sống trong thời đại mà “càng to càng tốt” trở thành một mặc định tràn lan. Nên cũng rất tự nhiên khi chúng ta muốn bành trướng mạng lưới quan hệ – trên mạng và ngoài đời. Bởi càng nhiều người ta biết, cơ hội tiếp cận sự thăng tiến nghề nghiệp, cấp trên tiềm năng, cơ hội thành công,…càng lớn.

Trên thực tế, trở thành một “bậc thầy ngoại giao” không mấy liên quan đến việc mở rộng mạng lưới quan hệ. Nó là việc tập hợp một nhóm được lựa chọn cẩn trọng với những người bạn ngưỡng mộ cũng như cùng bạn chia sẻ niềm tin và giá trị phổ quát. Họ hình thành nền tảng để từ đó, bạn xây dựng một mạng lưới quan hệ lớn hơn với những cá nhân ràng buộc nhau bởi giá trị. Và nhóm nền tảng đó nhỏ hơn bạn nghĩ rất nhiều.

5 hay 50

Chúng ta đều là những kẻ khát-thời-gian. Thật khó khăn khi phải quản lý công việc, gia đình, và dành thời gian cho việc “xã giao”. Tạo dựng quan hệ không mất thời gian đến thế. Nếu giống phần đông, bạn đã khéo léo xây dựng một mạng lưới rộng lớn. Chắc hẳn bạn gặp khó khăn khi nói “không”. Kết quả là, những người bạn hầu như không biết đang chiếm thời gian của bạn. Như một Mạnh Thường Quân, bạn chứa chấp họ. Sự hào phóng không thể phủ nhận có thể phản tác dụng: bằng cách chia nhỏ thời gian cho 50 người thay vì 5 người, bạn đang tạo ra ít ảnh hưởng hơn bạn nghĩ rất nhiều.

Nói cách khác, bạn cần chọn lọc đến mức khắt khe. Bởi mọi người trong vòng thân cận của bạn đều sở hữu những vòng tròn thân cận khác mà bạn liên đới, và những người đó cũng sẽ sở hữu vòng tròn của riêng họ. Cứ thế cho đến vô cùng.

Hãy lựa chọn thật khắt khe cho vòng tròn thân cận của mình

 

Xây dựng nền tảng

Vậy làm thế nào để xây dựng một nền tảng quan hệ vững mạnh?

Đầu tiên, nhìn nhận chính mình. Bạn có đang kiểm soát các mối quan hệ trong cuộc sống? Hay bạn nhường quyền đó lại cho người khác? Buổi tiệc đứng kia, hay hội thảo nọ bạn tham dự suốt nhiều năm liền cùng bạn bè. Đâu là lần cuối những tương tác kiểu đó đem lại giá trị hay tạo cơ hội cho bạn chia sẻ giá trị? Bạn ra về hào hứng hay kiệt quệ? Nếu bạn không đặt ra những nguyên tắc và chủ động, đã đến lúc bạn lấy lại quyền kiểm soát. Bắt đầu bằng việc lập kế hoạch. Cắt giảm sự đầu tư về thời gian của bạn vào người khác cũng như các hoạt động vô thưởng phạt, cho đến khi bạn có thể hoàn toàn tách khỏi con người, cam kết, hay hoạt động đó.

Thứ hai, đánh giá thói quen và hoạt động của bạn. Bạn đã tham gia vào những hoạt động nào tuần qua? Thứ nào đáng thời gian? Thứ nào không? Hoạt động nào bạn chắc chắn sẽ trở lại hoặc đầu tư thêm thời gian? Hoạt động nào cần từ bỏ hoàn toàn? Và tự hỏi, liệu cách bạn phân bổ thời gian có tương thích với những giá trị sâu sắc nhất. Nếu không, từ bỏ nó. Kể cả khi điều đó khiến bạn không thoải mái trước bạn bè và đồng nghiệp.

Cuối cùng, đánh giá người khác. Gần đây bạn dành thời gian với ai? Kiểu người nào bạn muốn dành nhiều thời gian hơn, và kiểu người nào bạn muốn chấm dứt hoàn toàn? Hãy nhớ rằng mối quan hệ không phải là cuộc giao dịch. Đừng nên cho rằng chỉ cần dành thời gian với người có vẻ sẽ giúp bạn. Thay vào đó, cân nhắc giá trị lâu dài của việc xây dựng quan hệ hai chiều. Những bậc thầy kết nối luôn tìm kiếm cơ hội để giúp đỡ người khác. Không phải họ mong được đền đáp, mà vì sự hào phóng khiến người khác thấy họ đáng giá và đáng nhớ.

Và như thế, khi thu hẹp vòng tròn thân cận, bạn bắt đầu trở thành kiến trúc sư cho môi trường sống của chính mình. Khi bạn xây dựng những mối quan hệ sâu sắc, vững chãi hơn với số người ít hơn – những người thực sự quan trọng với bạn – bạn sẽ thấu hiểu những nhu cầu và mong muốn của họ, và họ chắc chắn cũng sẽ hiểu bạn hơn. Điều này giúp xây dựng một nền tảng vững mạnh mà trên đó, một cộng đồng to lớn hơn được hình thành xoay quanh bạn và vòng thân cận của bạn. Có thể bạn sẽ không bao giờ có một mạng lưới quan hệ “cực khủng”, nhưng bạn chắc chắn đang tiến bước trên con đường trở thành bậc thầy ngoại giao.

Nguồn: Harvard Business Review

 

Trả lời

LET'S GO
SUBSCRIBE
awesome
Sed ut perspiciatis unde omnis