TOP 10 Chuyên gia nổi tiếng tới từ thương hiệu HAVARD BUSINESS REVIEW

Những chuyên gia này, họ là ai? Họ là những cá nhân cống hiến tích cực cho sự thành công của thương hiệu Havard Business Review, là những người nâng tầm tri thức cho các độc giả Việt Nam nói riêng và độc giả thế giới nói chung. Dưới đây là danh sách những chuyên gia nổi tiếng góp mặt trong ấn phẩm mới nhất được Alpha Books phát hành: Combo Quản Lý Xuyên Khủng Hoảng – HBR OnPoint 2021 (Quý I).

 

1. Henning Kagermann

Henning Kagermann (sinh ngày 12 tháng 7 năm 1947 tại Braunschweig) là một nhà vật lý và doanh nhân người Đức. Ông từng là Chủ tịch Hội đồng Điều hành kiêm Giám đốc Điều hành của SAP AG (Tập đoàn phần mềm đa quốc gia của Đức).Trong và sau thời gian làm việc tại SAP, Kagermann trở thành cố vấn thân cận của Thủ tướng Angela Merkel về công nghệ. Cuối năm đó, Merkel bổ nhiệm Kagermann làm chủ tịch một nhóm công tác về chính sách đổi mới.

 Ông cùng với Mark W. Johnson, Clayton M. Christensen là tác giả của bài viết “ Tái tạo mô hình kinh doanh” trong cuốn On Business Model Innovation: Cải Tiến Mô Hình Kinh Doanh thuộc Combo Quản Lý Xuyên Khủng Hoảng – HBR OnPoint 2021. Bài viết đã nêu rõ cách thức giúp các doanh nghiệp đổi mới mô hình kinh doanh của mình và giá trị của sự đổi mới này sẽ thay đổi các doanh nghiệp ra sao. Henning Kagermann cùng với các đồng nghiệp đã trình bày rất nhiều mô hình kinh doanh cực kì mới mẻ trong bài viết này giúp các doanh nghiệp mở rộng tầm nhìn của mình hơn trong việc thiết lập mô hình kinh doanh. 

2. David Rhodes

David Rhodes (sinh tháng 12 năm 1973) là một giám đốc điều hành truyền thông người Mỹ. Ông từng là chủ tịch của CBS News từ năm 2011 đến năm 2019. Ông là chủ tịch tin tức mạng trẻ nhất trong lịch sử truyền hình Hoa Kỳ. Rhodes trở thành Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại cuộc họp năm 2013 ở Yangon, Myanmar và tham gia cuộc họp thường niên của diễn đàn ở Davos, Thụy Sĩ. Rhodes lọt vào top 10 trong danh sách 40 Under 40 của Tạp chí Fortune vào năm 2012 và đã có tên trong một số danh sách truyền thông và doanh nghiệp, bao gồm 35 người quyền lực nhất trong lĩnh vực truyền thông của The Hollywood Reporter.

Ông cùng với Daniel Stelter là tác giả của bài viết “Nắm bắt lợi thế trong suy thoái” trong cuốn On Managing In a Downturn: Quản Lý Trong Bối Cảnh Suy Thoái. Bài viết mở đầu cho cuốn sách này là một hướng dẫn cực kì chi tiết để giải quyết vấn đề mà nhiều tổ chức đang gặp phải: Không nhìn ra những cơ hội tiềm ẩn trong suy thoái. Phần sau của bài viết, David Rhodes đưa ra những lời khuyên đáng giá giúp các doanh nghiệp tận dụng cơ hội và giảm thiểu rủi ro, dù là ngay cả trong giai đoạn suy thoái. 

3. Robert I. Sutton

Robert I. Sutton (sinh năm 1954 tại Chicago) là giáo sư khoa học quản lý tại Trường Kỹ thuật Đại học Stanford. Ông là tác giả có sách bán chạy nhất của New York Times. Sutton nhận bằng Tiến sĩ về tâm lý học tổ chức tại Đại học Michigan năm 1984. Ông ấy hiện cũng là Nghiên cứu sinh tại công ty tư vấn thiết kế IDEO và được bổ nhiệm lịch sự với tư cách là giáo sư về hành vi tổ chức tại Trường Kinh doanh Sau đại học Stanford. Ông là tác giả cuốn The No-Asshole Rule (Tên tiếng việt: Đối phó với những tên khốn tài ba đã được Alpha Books phát hành)

Ông cũng góp 1 bài viết với tựa đề: “Cách trở thành vị sếp tốt trong nền kinh tế xấu” vào cuốn sách On Managing In a Downturn: Quản Lý Trong Bối Cảnh Suy Thoái. Bài viết này của ông là một cú đánh mạnh vào gáy của những người sếp cấp cao giúp họ nhận ra trong những thời điểm khó khăn thì họ càng phải thể hiện khả năng lãnh đạo cũng như tầm nhìn chiến lược của họ. Việc trở thành một người sếp tốt là một điều rất khó dù là trong nền kinh tế tốt hay xấu. 

4. Serguei Netessine

Serguei Netessine (sinh năm 1973) là một nhà khoa học và nhà giáo dục. Ông là Phó trưởng khoa Sáng kiến ​​Toàn cầu và  là một giáo sư về Khởi nghiệp và Đổi mới tại Trường Kinh doanh Wharton, Đại học Pennsylvania. Trước đây, ông là Giáo sư Công nghệ và Đổi mới Toàn cầu tại INSEAD và Giám đốc Nghiên cứu của liên minh INSEAD-Wharton. Ông được biết đến với công việc về lĩnh vực Đổi mới mô hình kinh doanh, Hoạt động và quản lý chuỗi cung ứng. 

Ông cùng người đồng nghiệp Karan Girotra đã viết bài “Làm thế nào để tích hợp rủi ro trong mô hình kinh doanh của bạn” trong cuốn Managing risk: Quản Lý Rủi Ro. Rủi ro là yếu tố không thể tránh khỏi trong kinh doanh nhưng chúng ta có thể chủ động đón đầu và nhận biết nó. Trong bài viết của chuyên gia Serguei Netessine, ông cung cấp những giải pháp và cách thức để giảm thiểu rủi ro. Ông cũng nêu ra một suy nghĩ hoàn toàn mới rằng: “Thay vì gánh chịu rủi ro một hình thì hãy để nhà cung cấp và khách hàng có thể quản lý rủi ro trong công cuộc kinh doanh chung này.”

5. Muhammad Yunus 

Muhammad Yunus (sinh ngày 28 tháng 6 năm 1940) là một doanh nhân vì xã hội, chủ ngân hàng, nhà kinh tế và nhà lãnh đạo xã hội dân sự người Bangladesh. Ông là người đã được trao giải Nobel Hòa bình vì đã thành lập Ngân hàng Grameen và đi tiên phong trong các khái niệm về tín dụng vi mô và tài chính vi mô. Các khoản vay này được cấp cho các doanh nhân quá nghèo để đủ điều kiện vay vốn ngân hàng truyền thống. Yunus và Ngân hàng Grameen cùng được trao giải Nobel Hòa bình cho những nỗ lực của họ thông qua tín dụng vi mô để tạo ra sự phát triển kinh tế và xã hội từ bên dưới. 

Ông đã hoàn thành bài viết “Tiếp cận những người nghèo trong thế giới người giàu” trong cuốn On Business Model Innovation: Cải Tiến Mô Hình Kinh Doanh với sự giúp sức của Frederic Dalsace, David Menasce và Benedicte Faivre-Tavignot. Yunus là một doanh nhân vì xã hội được rất nhiều người trên thế giới mến mộ từ lâu, bài viết này sẽ giúp độc giả hiểu rõ ông đang làm gì, ông giúp những người nghèo phát triển và tạo ra thặng dư như thế nào. Bài viết này và những thành tựu của ông là một thành tựu không nhỏ vì chúng ta cần phát huy toàn bộ tài năng của mình trong cuộc chiến chống đói nghèo.

6. Paul J. H. Schoemaker

Paul J. H. Schoemaker, Ph.D. (sinh năm 1949) là một học giả, tác giả và một chuyên gia trong lĩnh vực quản lý chiến lược và ra quyết định. Ông là 1 trong số các học giả được trích dẫn nhiều nhất trên toàn cầu (1% hàng đầu) được đo lường bằng các ấn phẩm học thuật trên các tạp chí hàng đầu về kinh doanh và kinh tế. 

Bài viết “Siêu dự báo: Làm sao để nâng cao khả năng phán đoán” do ông và Philip E. Tetlock viết là một mảnh ghép hoàn chỉnh tạo ra cuốn Managing risk: Quản Lý Rủi Ro. Trong bài viết này, Paul giới thiệu về Dự án Phán Đoán Tốt do người đồng nghiệp Phil đã giúp một số ít cá nhân có kĩ năng phán đoán các tình huống kinh doanh tốt và hiệu quả hơn. Ông chỉ cho chúng ta những điều cơ bản, giải thích cho chúng ta hiểu thiên kiến nhận thức đã tác động tới phán đoán của ta như thế nào. Suốt bài viết, ông luôn nhấn mạnh rằng để có được những phán đoán tối ưu nhất, việc ta cần làm nhất thu thập thật đầy đủ và đúng những dữ liệu cần thiết cho việc đưa ra phán đoán. 

7. Marty Linsky

Marty Linsky là giáo sư tại Trường Chính phủ Kennedy thuộc Đại học Harvard và là người đồng sáng lập với Ronald A. Heifetz của Hiệp hội Lãnh đạo Cambridge. Ông từng là Thư ký / Cố vấn trưởng cho Thống đốc Massachusetts William Weld từ năm 1992-1995 và đã xuất bản nhiều cuốn sách về lãnh đạo, quản lý, chính trị và giáo dục.Ông cũng là đồng tác giả cuốn The Practice of Adaptive Leadership (Harvard Business Review Press, 2009) và đồng tác giả của nghiên cứu “A Survival Guide for Leaders” (HBR, tháng 6 năm 2002).

Ông là đồng tác giả của bài viết “ Lãnh đạo trong Khủng hoảng (kéo dài)” với Ronald Heifetz, Alexander, Grashow trong cuốn On Managing In a Downturn: Quản Lý Trong Bối Cảnh Suy Thoái. Trong bài viết này, ông nêu ra vị lãnh đạo thích ứng rất tốt trong thực tế tại các doanh nghiệp như Best Buy, Trung tâm y tế Beth Israel Deaconess, Egon Zehnder International. Từ đó, ông đưa ra những nhiệm vụ hàng đầu mà một nhà lãnh đạo phải làm để cân bằng và lèo lái doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khủng hoảng. 

8. Ramon Casadesus-Masanell

Ramon Casadesus-Masanell là một nhà kinh tế người Mỹ gốc Tây Ban Nha, hiện là Giáo sư Quản trị Kinh doanh Herman C. Krannert tại Trường Kinh doanh Harvard. Ông là đồng biên tập với Daniel F. Spulber, của Tạp chí Kinh tế & Chiến lược Quản lý. 

Ramon luôn nằm trong số 40 tác giả tình huống thực tế hàng đầu, kể từ khi danh sách này được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2016 bởi The Case Center. Ông xếp thứ 17 vào năm 2018/19, thứ 27 trong năm 2017/18, thứ 35 trong năm 2016/17 và thứ 38 trong năm 2015/16. 

Khi một mô hình kinh doanh là không đủ” là bài viết do ông cùng với đồng nghiệp Jorge Tarzijan và bài viết này đã được lưu lại trong cuốn On Business Model Innovation: Cải Tiến Mô Hình Kinh Doanh. Thông qua bài viết, ông đã giúp chúng ta hiểu rằng việc có nhiều mô hình kinh doanh cũng không phải việc quá rủi ro nếu biết cách làm đúng. lược. Nếu được vận dụng đúng cách, các công ty có thể tăng cường khả năng kiến tạo và nắm bắt giá trị, từ đó đạt được lợi thế lâu dài.

9. Robert Samuel Kaplan

Robert Samuel Kaplan (sinh năm 1940) là một học giả kế toán người Mỹ, và là Giáo sư danh dự về Phát triển Lãnh đạo tại Trường Kinh doanh Harvard. Ông được biết đến là người đồng sáng lập Balanced Scorecard (một công cụ liên kết các hành động hiện tại của một công ty với các mục tiêu dài hạn của nó) cùng với David P. Norton. 

Ông cùng với Anette Mikes đã viết bài “Quản lý rủi ro: Một khuôn khổ mới” để khiến cuốn Managing risk: Quản Lý Rủi Ro trở nên hoàn thiện hơn. Chuyên gia Robert bắt đầu bài viết bằng cách đưa ra những so sánh cơ bản về 3 loại rủi ro thường gặp trong kinh doanh. Ông cũng giới thiệu một công cụ quan trọng là Thẻ báo cáo rủi ro giúp các công ty, các nhà lãnh đạo định hình lại những rủi ro sẽ gặp và chúng ta có thể giải quyết được những rủi ro này. Nhìn chung, bài viết này là bước đệm hoàn hảo để bạn tiếp cận những bài viết chuyên môn hơn ở phần sau của cuốn sách. 

10. Condoleezza Rice

Condoleezza Rice (sinh ngày 14 tháng 11 năm 1954) là một nhà ngoại giao, nhà khoa học chính trị, công chức và giáo sư người Mỹ, hiện là giám đốc của Viện Hoover tại Đại học Stanford. Rice từng là Ngoại trưởng Hoa Kỳ thứ 66 từ 2005 đến 2009 và là Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ thứ 20 từ 2001 đến 2005. Cho đến khi Barack Obama được bầu làm tổng thống vào năm 2008, Rice và người tiền nhiệm của bà, Colin Powell, là những người Mỹ gốc Phi có cấp bậc cao nhất trong lịch sử cơ quan hành pháp liên bang (nhờ ngoại trưởng đứng thứ tư trong hàng tổng thống kế vị ).

Bà là một trong những người phụ nữ hiếm hoi có bài viết được lưu lại trong cuốn Managing risk: Quản Lý Rủi Ro). Bài viết của bà cùng với Amy Zegart có tựa đề là “Quản lý rủi ro chính trị trong thế kỷ 21”. Với sự chuyên môn và kinh nghiệm chính trị của mình, Condoleezza Rice mang đến cho chúng ta một bài viết vô cùng chi tiết về chính trị, những rủi ro chính trị mà các tổ chức có thể gặp phải và cách mà chúng ta xử lý những rủi ro ấy. Trong bài viết này, tác giả cung cấp cho độc giả một trình tự 4 bước giúp ta xác định và xử lý hiệu quả những rủi ro chính trị. 

 

Các bài nghiên cứu của 10 tác giả/ chuyên gia nổi tiếng trên đều đã được tập hợp và phát hành trong bộ 3 cuốn mới nhất của series HBR ONPOINT 2021 với chủ đề chung Quản lý xuyên khủng hoảng. Để tìm hiểu thêm nội dung bộ 3 cuốn sách Harvard Business Review, vui lòng xem thêm tại đây 

 

Trả lời

LET'S GO
SUBSCRIBE
awesome
Sed ut perspiciatis unde omnis