Tại sao cần phải hiểu về các áp lực cạnh tranh?

Hiểu về các áp lực hình thành nên sự cạnh tranh của ngành là điểm khởi đầu để phát triển chiến lược. Mỗi công ty đều phải biết lợi nhuận trung bình của ngành mình là bao nhiêu và theo thời gian nó thay đổi ra sao. Năm áp lực cạnh tranh đã khám phá lý do vì sao lợi nhuận của ngành chỉ có thế.

Năm áp lực hình thành sự cạnh tranh bao gồm:
• Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại
• Nguy cơ của các công ty mới nhập cuộc
• Nguy cơ của dịch vụ hoặc sản phẩm thay thế
• Quyền thương lượng của nhà cung cấp
• Quyền thương lượng của người mua

Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại:

Sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện thời xuất hiện dưới nhiều dạng quen thuộc bao gồm: hình thức giảm giá, giới thiệu sản phẩm mới, các chiến dịch quảng cáo và cải tiến dịch vụ. Sự cạnh tranh cao làm hạn chế lợi nhuận của một ngành. Mức độ mà tại đó sự cạnh tranh làm giảm lợi nhuận tiềm năng của một ngành phụ thuộc vào hai yếu tố: một là sự khắc nghiệt mà các công ty cạnh tranh, hai là cơ sở mà họ cạnh tranh

Nguy cơ của các công ty mới nhập cuộc:

Các sản phẩm/dịch vụ bổ sung có thể được xem như là yếu tố cạnh tranh ngành theo hướng tích cực (như khi chúng làm tăng chi phí chuyển đổi) hoặc tiêu cực (như khi chúng trung hòa sự khác biệt của sản phẩm). Có thể thực hiện những phân tích tương tự về quyền lực của người mua và nhà cung cấp. Thỉnh thoảng các công ty cạnh tranh bằng cách thay đổi điều kiện trong các ngành sản phẩm/dịch vụ bổ sung theo hướng có lợi cho họ, như khi JVC – nhà sản xuất đầu máy băng video – thuyết phục các xưởng phim ủng hộ tiêu chuẩn của nó trong việc phát hành các băng ghi sẵn mặc dù tiêu chuẩn của đối thủ Sony có lẽ ưu việt hơn nếu xét theo quan điểm kỹ thuật

Nguy cơ của dịch vụ hoặc sản phẩm thay thế:

Một sản phẩm thay thế thường có cùng chức năng hoặc có chức năng tương tự như một sản phẩm của ngành nhưng hoạt động theo cách khác. Họp hội nghị qua video là một cách thay thế cho việc di chuyển. Nhựa là chất thay thế cho nhôm. E-mail là phương tiện liên lạc thay thế cho thư chuyển phát nhanh. Thỉnh thoảng, nguy cơ thay thế thường trực diện hoặc gián tiếp khi một sản phẩm thay thế thế chỗ một sản phẩm của ngành mà người mua quan tâm. Ví dụ, các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc cỏ bị đe dọa khi các khu chung cư ở đô thị thay thế cho nhà đơn ở ngoại ô. Phần mềm bán cho các đại lý bị đe dọa khi các trang web hàng không và trang web du lịch thay thế cho các đại lý du lịch.

Kết quả hình ảnh cho cạnh tranh
Quyền thương lượng của nhà cung cấp:

Các nhà cung cấp quyền lực thâu tóm ngày càng nhiều giá trị cho mình bằng cách nâng cao giá thành, giới hạn chất lượng hoặc dịch vụ hoặc dịch chuyển chi phí tới những đối tượng tham gia khác trong ngành. Các nhà cung cấp quyền lực (bao gồm các nhà cung cấp lao động) có thể khai thác tối đa lợi nhuận từ một ngành mà không thể tiếp tục tăng chi phí trong giá thành của họ. Ví dụ, Microsoft đã góp phần vào sự hao mòn lợi nhuận giữa các nhà sản xuất máy tính cá nhân bằng cách tăng giá hệ điều hành. Do đó, các nhà sản xuất máy tính cá nhân, đang phải cạnh tranh khốc liệt để giành giật khách hàng – những người dễ dàng thay đổi sự lựa chọn mua hàng giữa các hãng máy tính, đã hạn chế sự tự do tăng giá.

Quyền thương lượng của người mua:

Những người mua có quyền lực – đối lập với các nhà cung cấp quyền lực – có thể thâu tóm nhiều giá trị hơn bằng cách buộc nhà cung cấp phải hạ giá thành, đòi hỏi chất lượng cao hơn và dịch vụ tốt hơn (do đó làm tăng chi phí) và kích các thành viên trong ngành chống lại nhau để lợi dụng cuộc cạnh tranh, tất cả đều được trả giá bằng lợi nhuận của ngành. Người mua có quyền lực nếu họ có quyền đàm phán tương đương với các thành viên khác trong ngành, đặc biệt nếu họ nhạy cảm về giá cả, sử dụng quyền lực không chính thức của mình để gây áp lực giảm giá.

Nguồn: “Năm áp lực cạnh tranh làm nên chiến lược” – Michael E. Porter, HBR Onpoint Chiến lược

Trả lời

LET'S GO
SUBSCRIBE
awesome
Sed ut perspiciatis unde omnis