Sốc lại tinh thần và trở lại ngoạn mục sau cơn khủng hoảng

Trong cuộc đời, bất cứ ai trong chúng ta cũng phải trải qua khủng hoảng ở một thời điểm nào đó. Chúng ta vẫn phải mỉm cười dù đang trải qua những khoảnh khắc tồi tệ nhất. Điều đáng nói là chúng ta có thể không bao giờ biết điều này, ngay cả khi người đang trải qua khủng hoảng ở ngay trước chúng ta, đó có thể là bạn bè, đồng nghiệp hoặc nhân viên. Các dấu hiệu này rất dễ bị bỏ sót, vì chúng ta thường quá bận tâm đến các vấn đề trong cuộc sống cá nhân.

Trở lại làm việc sau một cuộc khủng hoảng có thể khá khó khăn. Áp lực phải làm việc ở cùng một nhịp độ hoặc thậm chí cao hơn có thể rất lớn. Trong tiềm thức, chúng ta bị kiểm soát bởi nhu cầu đảm bảo công việc của mình. Chúng ta không có thời gian để chữa lành khỏi những hệ lụy của cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, vội vàng gấp rút trở lại làm việc có thể khiến bạn gặp rắc rối.

Mặc dù chúng ta có thể không có khả năng ngăn chặn vô số sự cố bất ngờ trong cuộc sống của mình, nhưng cách chúng ta phản ứng với khủng hoảng có thể tạo ra sự khác biệt trong quá trình chuyển đổi trở lại làm việc một cách suôn sẻ. Chúng ta có thể khôi phục và điều hướng công việc sau một cuộc khủng hoảng bằng những cách nào? Dưới đây là một số gợi ý bạn có thể cân nhắc.

Giao tiếp – Có một câu nói rằng một vấn đề được chia sẻ là một vấn đề được giải quyết một nửa. Trở lại công việc suôn sẻ sau một cuộc khủng hoảng có thể đồng nghĩa với việc giao tiếp với đồng nghiệp và những người giám sát trực tiếp của bạn. Tốt hơn hết là bạn nên cho họ biết rằng bạn đang trải qua thời điểm khó khăn, mặc dù đang cố gắng nhưng bạn cũng chưa hoàn toàn hồi phục.

Hỗ trợ – Trong cuốn sách của Jane Egerton-Idehen; “Đừng sợ hãi”, cô nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hỗ trợ nhằm tăng năng suất tại nơi làm việc. Sự hỗ trợ này cũng rất quan trọng khi bạn cố gắng trở lại trạng thái bình thường sau một cuộc khủng hoảng. Sự thật là bạn bè, đồng nghiệp và đối tác của bạn có thể không biết chính xác cách để giúp bạn ngoại trừ việc bạn nói với họ. Khi cần thiết, hãy nói rõ bạn muốn họ hỗ trợ ở đâu và như thế nào.

Ưu tiên – Sau khi thoát ra khỏi khủng hoảng, những tác động của cuộc khủng hoảng đó (ví dụ: đau buồn, trầm cảm, những thay đổi khác) vẫn có thể ảnh hưởng tới chúng ta. Mặc dù rất nóng lòng muốn quay lại với công việc, đặc biệt là tại nơi làm việc của bạn, nhưng tốt nhất là bạn nên chậm lại và làm mọi thứ một cách thong thả. Một cách tốt để duy trì vị trí dẫn đầu là ưu tiên các nhiệm vụ và hoạt động quan trọng. Hãy gặp gỡ người quản lý của bạn và yêu cầu thời hạn cũng như thông tin thêm về các nhiệm vụ được giao. Bạn nên bắt đầu với những việc quan trọng và dần dần chuyển sang các nhiệm vụ ít quan trọng hơn.

Làm việc theo nhóm – Thực tế là các cuộc khủng hoảng thường khiến chúng ta dễ bị tổn thương, cảnh giác và không an toàn. Một cách tốt để tạm thời khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực này là từ từ xây dựng lại niềm tin ở những người xung quanh bạn. Điều này rất dễ tập luyện, đặc biệt là ở nơi làm việc, hãy cố gắng trở thành một thành viên nhóm cho một dự án. Hãy gặp gỡ cấp trên của bạn và bày tỏ nguyện vọng trở thành một phần của nhóm hoặc cộng tác với đồng nghiệp trong một nhiệm vụ nhất định. Hầu hết cấp trên sẽ cho phép điều này nếu điều đó giúp nhân viên của họ phục hồi nhanh hơn sau cuộc khủng hoảng cá nhân.

Động lực từ bản thân – Khi bạn trở lại sau khủng hoảng, động lực từ chính bản thân mình đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cho dù cuộc khủng hoảng của bạn tồi tệ đến mức nào, bạn chỉ có thể vượt qua nó nếu bạn tin rằng mình có thể. Bạn nên sẵn sàng phục hồi hoàn toàn để trở lại trạng thái bình thường. Bạn sẽ dễ dàng rơi vào cám dỗ của việc chìm đắm trong sự tự thương hại, chuyện này sẽ tác động xấu đến sự nghiệp và thậm chí là cuộc sống cá nhân của bạn. Hãy đứng lên, phủi bụi và bước tiếp ngay khi bạn có thể. Bạn bè, đồng nghiệp và cấp trên của bạn chỉ có thể hiểu và ủng hộ bạn trong một thời gian chứ không lâu hơn.

Trở lại làm việc sau một cuộc khủng hoảng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nhưng với sự hỗ trợ phù hợp từ gia đình, bạn bè và cấp trên, bạn có thể thuận lợi quay lại nhịp điệu công việc cũ. Ngay cả khi bạn không trải qua khủng hoảng, có thể có ai đó trong vòng kết nối của bạn đang làm như vậy. Điều quan trọng là bạn phải là một hệ thống hỗ trợ mạnh mẽ cho người này. Cho anh ấy / cô ấy mượn tai lắng nghe và một bàn tay giúp đỡ càng lâu càng tốt.

Nguồn: HBR

Trả lời

LET'S GO
SUBSCRIBE
awesome
Sed ut perspiciatis unde omnis