Những lưu ý không nên bỏ qua để nhảy việc không lo hối tiếc

Một cuộc thăm dò ý kiến ​​của USA Today cho thấy khoảng 1/5 người lao động nhảy việc mong muốn họ trở lại vị trí cũ và chỉ khoảng 1/4 số người chuyển việc bày tỏ sự hài lòng với vị trí mới. Tương tự, một nghiên cứu gần đây từ The Muse cho thấy gần 3/4 số người được khảo sát chia sẻ rằng vị trí mới hoặc công ty mới mà họ đã từ bỏ công việc cũ để theo đuổi hóa ra “rất khác so với những gì họ tưởng tượng”.

Sau khi nhận được lời mời trở thành phó chủ tịch của một tập đoàn ô tô đang phát triển, Jordan đã vui vẻ nhận lời. Jordan tin rằng cô có thể hợp tác chặt chẽ với C-suite trong việc phát triển chiến lược. Giám đốc điều hành đã hứa trao cho Jordan quyền tự chủ trong việc định hình và thực hiện định hướng của công ty, điều mà cô coi là cơ hội chỉ có một lần trong đời.

Jordan và gia đình tràn đầy hứng khởi – chồng cô đã bỏ việc, họ chuyển tới một đất nước xa lạ để Jordan có thể bắt đầu vị trí mới. Tuy nhiên, chỉ một năm sau, đôi mắt vốn từng lấp lánh hi vọng của Jordan giờ đây ngập tràn thất vọng. Cô từ chức, và cả gia đình quay trở lại ngôi nhà cũ. Jordan chia sẻ rằng trái với những gì cô mong đợi, vị CEO gần như hoàn toàn không liên quan và không hiểu rõ vai trò của cô. “Anh ta nghĩ rằng anh ta cho tôi quyền tự chủ, nhưng tôi cảm thấy bị bỏ rơi và không được quan tâm,” cô chán nản.

Việc Jordan thu xếp trở lại sau khi nhận một công việc mới có vẻ cực đoan, nhưng số liệu thống kê lại cho thấy một câu chuyện khác. Một cuộc thăm dò ý kiến ​​của USA Today cho thấy khoảng 1/5 người lao động nhảy việc mong muốn họ trở lại vị trí cũ và chỉ khoảng 1/4 số người chuyển việc bày tỏ sự hài lòng với vị trí mới. Tương tự, một nghiên cứu gần đây từ The Muse cho thấy gần 3/4 số người được khảo sát chia sẻ rằng vị trí mới hoặc công ty mới mà họ đã từ bỏ công việc cũ để theo đuổi hóa ra “rất khác so với những gì họ tưởng tượng”. Gần một nửa số công nhân này cho biết họ sẽ cố gắng quay lại công việc cũ nhờ một sự kiện mà The Muse gọi là “cú sốc thay đổi”.

Dưới tác động của đại dịch Covid-19, xu hướng này càng trở nên trầm trọng hơn, khiến nhiều người phải suy nghĩ lại về các ưu tiên và khiến người lao động ít có khả năng tiếp tục một công việc không như ý. Tuy nhiên, cảm thấy hối tiếc sau khi nhận một công việc mới có thể không chỉ khiến bạn buồn bã về mặt tinh thần mà còn rất tốn kém – bạn có thể phải thắt lưng buộc bụng trong thời gian tìm việc mới. Bốn chiến lược sau đây sẽ giúp bạn đưa ra quyết định nhảy việc hợp lý và tránh cảm thấy tiếc nuối.

Vạch rõ quy trình ra quyết định 

Nhận được một lời mời làm việc là một sự thúc đẩy bản ngã tuyệt vời; cho thấy rằng bạn có giá trị và nhà tuyển dụng cần bạn cũng như kỹ năng của bạn. Tuy nhiên, hãy suy nghĩ xa hơn và cân nhắc kỹ lưỡng điều gì có lợi nhất cho bạn và sự nghiệp của bạn – cả trong dài hạn và ngắn hạn. Các quyết định nghề nghiệp rất phức tạp và rủi ro, và việc duy trì tính khách quan mà không có kế hoạch là điều không thể. Trước khi bắt đầu suy nghĩ về quyết định của mình, hãy vạch ra các mục tiêu nghề nghiệp và tiêu chí để được chấp nhận, vạch ra một lộ trình về cách bạn sẽ đánh giá từng yếu tố. Điều này giúp bạn không bỏ lỡ – hoặc dành quá nhiều hoặc quá ít thời gian cho – bất kỳ yếu tố nào. Quan trọng nhất là hãy bắt đầu quá trình đánh giá trước cả khi bắt đầu xem xét quyết định. Bằng cách đó, bạn sẽ tránh được việc vô tình lập chiến lược theo cách khẳng định lại định kiến ​​sẵn có của bạn.

Đặt câu hỏi kỹ lưỡng

Không phải mọi lời hứa được đưa ra trong cuộc phỏng vấn đều sẽ được thực hiện. Một số nhà tuyển dụng có thể vẽ ra một bức tranh màu hồng về doanh nghiệp của họ, điều này dễ khiến các ứng viên có những kỳ vọng và mong đợi không thực tế.

Bạn có thể tìm hiểu về văn hóa và môi trường công ty mới trong các cuộc phỏng vấn để tránh bị lạc hướng. Điều quan trọng là hãy đặt các câu hỏi khám phá về mức độ tương tác của nhân viên, tiềm năng phát triển, kỳ vọng, chỉ tiêu, thách thức phải đối mặt và thời gian đảm nhận vị trí của mọi người trong quá khứ. 

Cẩn thận với sai lệch nhận thức

Thành kiến ​​xác nhận là xu hướng ủng hộ thông tin xác nhận những gì chúng ta đã tin, như chú ý và tin vào những câu chuyện phù hợp với quan điểm hiện tại của chúng ta. Như Mark Mortensen đã chỉ ra, có một số loại thành kiến ​​xác nhận, chẳng hạn như tạo độ tin cậy cho thông tin liên quan đến ký ức gần đây, vì vậy điều quan trọng là phải xác định và chống lại những thành kiến ​​này trước khi đưa ra các quyết định thay đổi cuộc đời, chẳng hạn như thay đổi nghề nghiệp.

Yuri là một nạn nhân của thành kiến xác nhận, cô đã chấp nhận lời đề nghị tham gia một công ty khởi nghiệp về lợi ích nhân sự sau khi được giám đốc điều hành mời mọc. Yuri đảm nhận công việc liên quan tới tài chính trong khi giám đốc tài chính nghỉ phép. Yuri coi đây là một cơ hội để tích lũy kinh nghiệm khởi nghiệp và là bước ngoặt lớn để giúp trả khoản nợ học luật của mình. Sáu tháng sau, vỡ mộng và thất vọng, Yuri rời công ty. Vấn đề là anh đã tự thuyết phục bản thân về tiềm năng tài chính to lớn của việc tham gia một công ty khởi nghiệp, tin rằng công ty sẽ được mua lại hoặc niêm yết trên sàn chứng khoán giúp quyền chọn cổ phiếu của anh có giá trị gấp bội giá trị ban đầu. Bởi vì tin vào cái mà Mortensen gọi là “thành kiến xác nhận”, Yuri đã bỏ qua một dấu hiệu cảnh báo rõ ràng: thay thế một người vẫn làm việc tại công ty. Yuri cũng đã bỏ qua việc yêu cầu chi tiết về việc xác định vai trò và tiêu chí thành công ở vị trí đó, đồng thời không đàm phán về việc tranh chấp các quyền chọn cổ phiếu của anh.

Tìm kiếm một góc nhìn bên ngoài

Làm sao để bạn có thể hiểu cam kết thực sự của một tổ chức đối với sự phát triển của nhân viên? Sẽ rất khó để tìm hiểu xem liệu các giá trị của công ty có phù hợp với giá trị của bạn hay không nếu không nói chuyện trước với những người đã làm việc ở đó. Trước khi nhảy việc, hãy ưu tiên kết nối với những nhân viên làm việc cho công ty mà bạn muốn gia nhập và tìm hiểu tình hình thực tế ra sao.

Khi bạn đi đến một quyết định thực sự, hãy thảo luận các tiêu chí ra quyết định với những người mà bạn biết sẽ suy nghĩ đối lập với các giả định của bạn, thay vì dựa vào những người có cùng quan điểm. Bạn nên tìm kiếm những cá nhân không quan tâm đến sự lựa chọn cuối cùng của bạn và nói với họ rằng việc trung thực thẳng thắn sẽ giúp bạn rất nhiều.

Với những suy nghĩ cẩn thận và hành động có kế hoạch, bạn sẽ không phải đối mặt với những quyết định nhảy việc sai lầm. Hày đặt ra một lộ trình cho việc ra quyết định của bạn với các tiêu chí rõ ràng liên quan đến mục tiêu nghề nghiệp, nhận thức được các giả định và thành kiến ​​của bạn, đồng thời hỏi đúng người những câu hỏi phù hợp trước khi chấp nhận một vị trí mới. Nhận thức và thảo luận trước về vai trò, trách nhiệm và các mối quan hệ của bạn có thể giúp bạn tránh được một sai lầm đau đớn trong sự nghiệp.

Nguồn: HBR

Trả lời

LET'S GO
SUBSCRIBE
awesome
Sed ut perspiciatis unde omnis