Làm thế nào để quản lý tài sản trong thời kỳ đầy biến động?

Ở thời điểm hiện tại, thế giới đang chứng kiến rất nhiều biến động. Những tác động của chiến tranh, lạm phát và lãi suất gia tăng cũng như nguy cơ suy thoái kinh tế gây ra nhiều mối lo ngại cho con người.

Tất cả những mối lo ngại trước những biến động đã tạo nên áp lực tài chính. Sharon Epperson, Phóng viên Tài chính Cá nhân Cấp cao của CNBC, khuyên mọi người nên tập trung vào những gì có thể kiểm soát. Chúng ta không thể biết trước những gì sẽ xảy ra trong tương lai, vì vậy, một cách hiệu quả để giảm thiểu áp lực tài chính là chuẩn bị cho những điều bất ngờ. 

Nắm rõ khả năng tài chính

Không phải chỉ những người giàu có mới cần tính toán giá trị tài sản ròng. Bạn cũng cần phải hiểu rõ khối tài sản của mình. Giá trị tài sản ròng là giá trị của tất cả các tài sản trừ đi tất cả các khoản nợ. Sau khi biết được đó là số dương hay số âm, bạn sẽ biết mình cần làm gì, dù là phải trả nợ hay gia tăng tài khoản tiết kiệm.

Lập kế hoạch tài chính

Bạn cần biết rõ mỗi tháng mình có bao nhiêu tiền và lập kế hoạch sử dụng số tiền đó. Việc đặt cho mình ba đến bốn mục tiêu sẽ giúp bạn tập trung hơn. Những mục tiêu đó có thể là thoát khỏi nợ nần, mua một chiếc ô tô, tiết kiệm cho một khoản trả trước khi mua nhà hoặc bất kỳ mục tiêu tài chính nào khác quan trọng đối với bạn. Quản lý tài chính cá nhân là điều tối quan trọng để có sức khỏe tài chính tốt.

Sử dụng tiền có kế hoạch

Việc nắm rõ khối lượng tài sản của bản thân mới chỉ là bước đầu tiên. Bạn phải biết cách phân bổ chúng vào nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau chứ không chỉ một. Điều này giúp bạn chi tiêu có kế hoạch hơn và đạt được các mục tiêu tài chính. Các loại tài khoản ngân hàng có thể bao gồm tiền tiết kiệm, quỹ khẩn cấp và quỹ du lịch.

Lên kế hoạch dài hạn

Khi bạn đã lên kế hoạch sử dụng nguồn tiền, bạn có thể đầu tư dài hạn. Mọi người có xu hướng hoảng sợ khi đầu tư, dẫn đến sự sụt giảm trên thị trường. Nhưng bạn cần hiểu rằng, khi đầu tư dài hạn, bạn sẽ chứng kiến thị trường đi xuống, nhưng chắc chắn bạn cũng sẽ thấy chúng tăng trở lại. Việc thị trường tăng giảm theo quy luật và chịu được sự biến động là vô cùng khó, vì vậy, bạn phải học cách chấp nhận rủi ro.

Không biết trước được tương lai

Epperson từng trải qua một lần cấp cứu y tế. Năm 2016, khi đang trên đỉnh cao của sự nghiệp, cô bị vỡ túi phình mạch máu não. Một nửa trong số những người gặp trường hợp này chết ngay lập tức, và 2/3 số người sống sót bị suy giảm thần kinh. Epperson đã không thể làm việc trong suốt một năm, và trong quá trình hồi phục, cô phải học lại mọi thứ, từ giao tiếp đến cân bằng sổ séc.

Epperson không biết liệu cô ấy có thể trở lại làm việc hay không. May mắn thay, cô ấy có bảo hiểm khuyết tật và cũng đã tiết kiệm được một khoản phòng trường hợp khẩn cấp. Hai biện pháp phòng ngừa đó giữ cho tài chính của cô ấy khỏe mạnh trong khi cô ấy trở lại đúng hướng.

Điểm mấu chốt là chúng ta không bao giờ biết điều gì có thể xảy ra trong cuộc sống, và bằng cách kiểm soát những gì có thể kiểm soát, chúng ta đang xây dựng một lớp bảo vệ tài chính cho bản thân và gia đình. Hãy nhớ rằng việc chia sẻ về vấn đề tài chính với những người xung quanh bạn rất cần thiết, vì điều đó giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn, gắn kết hơn. Đừng ngại chia sẻ nỗi lo với người khác, và hãy chuẩn vững vàng về mặt tài chính để đối phó với những thách thức có thể xảy đến.

Nguồn: Forbes

Trả lời

LET'S GO
SUBSCRIBE
awesome
Sed ut perspiciatis unde omnis