Khi lý trí bị đè bẹp, bạn biết phải làm gì rồi đấy!

Khi ra quyết định, hầu hết chúng ta đều nghĩ rằng mình đã dựa trên lý trí. Nhưng có phải lúc nào cũng vậy không? Tại sao chúng ta quyết định sai hết lần này đến lần khác? Câu trả lời có trong cuốn Phi lý trí của nhà Kinh tế học hành vi Dan Ariely.

Phi lý trí là một cuốn sách mang tính cách mạng, một bản tóm tắt ngắn gọn về lý do tại sao khoa học xã hội ngày nay coi mô hình “thị trường quyết định tất cả” như một câu chuyện cổ tích cũ mèm. Đã qua rồi cái thời mà các áp lực thị trường tạo ra giải pháp tốt nhất cho bất kỳ vấn đề nào.

Bạn có cái tôi lý trí, nhưng nó không phải là duy nhất

Trọng tâm của phương pháp tiếp cận thị trường để hiểu con người là một tập hợp các giả định. Đầu tiên, bạn là một cái tôi thống nhất và mạch lạc. Thứ hai, bạn có thể chắc chắn về những gì cái tôi này của bạn muốn và cần, cũng như có thể dự đoán những gì nó sẽ làm. Thứ ba, bạn nhận được một số thông tin về bản thân bạn từ cơ thể – những sự thật khách quan về đói, khát, đau đớn và khoái cảm giúp định hướng các quyết định của bạn. Kinh tế học chuẩn tắc giả định rằng vì thế mà tất cả chúng ta “biết tất cả thông tin thích hợp về các quyết định của mình” và “chúng ta có thể tính toán giá trị của các lựa chọn khác nhau mà chúng ta đối mặt.” Đối với các quyết định quan trọng, chúng ta luôn duy lý và đó là điều khiến thị trường trở nên hiệu quả trong việc tìm kiếm giá trị và phân bổ công việc.

Có điều, cả ba giả định này đều sai. Đúng, bạn có cái tôi lý trí, nhưng đó không phải là cái tôi duy nhất của bạn và cũng không phải là lý trí thường xuyên. Một bức tranh chính xác hơn là có rất nhiều phiên bản khác nhau của bạn, xuất hiện trong những điều kiện khác nhau. Chúng ta không phải là những kẻ tính toán tư lợi lạnh lùng đôi khi điên rồ; chúng ta là những kẻ điên rồ trong những hoàn cảnh đặc biệt, đôi khi lý trí.

Ariely không định lật đổ lý trí. Thay vào đó, anh và các nhà khoa học xã hội đồng nghiệp chỉ thay thế mô hình “con người lý trí” bằng mô hình mô tả chính xác hơn các quy luật thực tế thúc đẩy sự lựa chọn của con người. Ví dụ, Ariely viết, chúng ta biết cái tôi phi lý của mình dễ rơi vào tình trạng muốn những thứ mà chúng ta không đủ khả năng và không cần đến. Vì vậy, anh đề xuất một thẻ tín dụng khuyến khích việc lập kế hoạch và kiểm soát bản thân. Ví dụ, sau khi chi 50 đô-la cho thời trang trong tháng này, bạn sẽ không thể tiêu thêm. Ý tưởng này tất nhiên sẽ khiến các ngân hàng kiếm được ít hơn từ lãi suất thẻ tín dụng tiêu dùng, nhưng tiền không phải là tất cả.

Vậy, đọc Phi lý trí sẽ giúp gì?

Chắc chắn, bạn đã từng có không ít lần tự trách mình về việc ra quyết định sai. Tự trách mình là việc không nên, nhưng ra quyết định sai thì lại càng không nên lặp lại. Và giải pháp cho điều này, là cuốn sách “giúp bạn suy nghĩ lại một cách cơ bản về điều gì định hình hành vi của mình và những người xung quanh. Một khi bạn thấy một số sai lầm có hệ thống như thế nào, bạn sẽ bắt đầu học cách tránh một số sai lầm trong số đó”.

Jack M Greenberg, Chủ tịch Western Union Company và nguyên Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Tập đoàn McDonald’s cho rằng Phi lý trí là một cuốn sách quan trọng “với đầy đủ những thông tin chi tiết có giá trị và thú vị sẽ tác động đến công việc kinh doanh, nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân của bạn”. Bởi mục tiêu cuối cùng của Ariely là để giúp bạn sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn.

Và thêm một lý do để bạn ra quyết định đọc cuốn sách tinh quái và sáng suốt này. Nó không phải thứ khoa học ảm đạm thiếu chứng cứ từ thế kỷ trước. Ariely là nhà Kinh tế học hành vi, và những luận cứ anh đưa ra dựa trên những nghiên cứu về những gì mọi người thực tế đã làm khi mua, bán, nhảy việc, kết hôn, hoặc quyết định về vô vàn việc khác trong cuộc đời. Biết đâu, việc bạn quyết định đọc Phi lý trí lại là một quyết định đúng đắn nhất mở đầu cho năm nay.

Trả lời

LET'S GO
SUBSCRIBE
awesome
Sed ut perspiciatis unde omnis