Bảy câu hỏi dưới đây sẽ làm sáng tỏ điều gì thực sự quan trọng với bạn
Trong thời đại khủng hoảng, đa số chúng ta đều suy ngẫm những câu hỏi về sức khỏe, an ninh, mục đích, mục đích, sự nghiệp, gia đình hay di sản. Tuy nhiên, những điều suy ngẫm này thường chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn. Những yêu cầu về cuộc sống hàng ngày – ở đây và ngay bây giờ – có thể sẽ “nhấn chìm” chúng ta, để lại rất ít thời gian để nghĩ về những mục tiêu dài hạn và những điều chúng ta đang hướng tới trong tương lai. Vì thế nên khi đứng trước những quyết định trong cuộc sống, bất kể lớn hay bé, chúng ta thường không có gì ngoài để cảm xúc và trực giác dẫn dắt.
Tất nhiên, các công ty tương đương, đang cố gắng vận hành kinh doanh mà không cần đến chiến lược mà mỗi độc giả HBR đều biết là một đề xuất thất bại. Nhưng với tư cách là cố vấn lâu năm cho các tổ chức trên toàn thế giới, chúng tôi tự hỏi rằng:”Liệu chúng ta có thể điều chỉnh mô hình tư duy chiến lược đang sử dụng với các khách hàng tổ chức để giúp cá nhân thiết kế tương lai chính họ tốt đẹp hơn không?” Câu trả lời là có, và kết quả là chúng tôi đã tạo ra một chương trình mang tên “Lên chiến lược cuộc sống của bạn”. Chúng tôi đã thử nghiệm nó với hơn 500 người – bao gồm sinh viên, chuyên gia trẻ, nhân viên và quản lý trung niên, giám đốc điều hành C-Suite, thành viên hội đồng quản trị và người về hưu – để giúp họ phát triển chiến lược cuộc sống cá nhân.
Bạn hoàn toàn có thể tạo ra một chiến lược cho cuộc đời bạn ở bất kỳ thời điểm nào, nhưng nó có thể phù hợp hơn ở một vài cột mốc – tốt nghiệp ra trường, bắt đầu công việc đầu tiên, thăng quan tiến chức, khi con cái bạn rời xa gia đình hay là khi về hưu – hay sau một sự kiện chính của cuộc đời mình như nỗi sợ về sức khỏe, ly hôn, thất nghiệp, khủng hoảng tuổi trung niên hay mất mát người thân. Khi bạn có chiến lược, bạn sẽ có thể vượt qua những sự chuyển giao hay những thời điểm khó khăn tốt hơn, sẵn sàng phục hồi và tìm kiếm niềm vui và sự thỏa mãn trong khi giảm thiểu sự căng thẳng. Bài báo này sẽ giúp bạn bắt đầu những điều này.
Sự đối xứng đầy bất ngờ
Mỗi công ty đều sẽ có những dự án chiến lược khác nhau. Nhưng qua hàng trăm lần chúng tôi chỉ dẫn cho các tổ chức lớn, bao gồm việc sử dụng nhiều phương pháp và công cụ, chúng tôi nhận ra tất đều có sự tương đồng: Chúng tôi thường làm việc thường qua 7 câu hỏi đặc trưng như sau:
Tổ chức xác định thành công bằng cách nào?
Mục đích của chúng ta là gì?
Tầm nhìn của chúng ta là gì?
Chúng ta định giá các danh mục đầu tư kinh doanh bằng cách nào?
Chúng ta học được gì từ những kiểm chuẩn?
Các lựa chọn đầu tư nào chúng ta có thể làm?
Chúng ta sẽ đảm bảo thành công và duy trì việc thay đổi bằng cách nào?
Những câu hỏi trên hoàn toàn có thể áp dụng vào từng cá nhân như sau:
Tôi sẽ xác định cuộc sống tốt đẹp của tôi như nào?
Mục đích sống của tôi là gì?
Tầm nhìn về cuộc sống của tôi là gì?
Tôi định giá các danh mục đầu tư cuộc sống của tôi bằng cách nào?
Tôi học được gì từ những kiểm chuẩn?
Các lựa chọn đầu tư nào tôi có thể làm?
Tôi sẽ đảm bảo niềm vui và duy trì việc thay đổi bằng cách nào?
Từ Chiến lược công ty tới Chiến lược cuộc sống
Như một người lãnh đạo cũ từng làm cho công ty mang tên Fortune 50 có trụ sở ở Hoa Kỳ nói với chúng tôi rằng: “Biết đúng câu hỏi luôn khó hơn có câu trả lời”. Cũng như chiến lược của công ty là một tập hợp các quyết định đưa công ty đạt đến thắng lợi,tương tự đó chiến lược cuộc sống sẽ là một tập hợp đưa con người có một cuộc sống tốt đẹp. Hơn thế nữa, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng chiến lược tổ chức cổ điển và những công cụ khác để giúp bạn tìm câu trả lời cho 7 câu hỏi đã nêu ở trên và đưa ra được quyết định đúng đắn.
Những nhà phê bình có thể nói rằng bạn không thể thay đổi khái niệm “kinh doanh” tới “cuộc sống”. Trong những năm 60 đã từng có những mối quan ngại tương tự dù cho những ý tưởng về chiến lược từ quân sự và chính trị có thể áp dụng tới thế giới doanh nghiệp. Bậc thầy quản lý Peter Drucker thậm chí còn thay đổi tiêu đề cuốn sách được xuất bản vào năm 1964 của ông từ “Chiến lược kinh doanh” thành “Quản lý để đạt kết quả” bởi vì mọi người và nhà xuất bản của ông nói rằng những chiến lược này thuộc về những lĩnh vực khác mà không thuộc về kinh doanh. Nhưng chúng ta cũng đã thấy rằng thế giới kinh doanh được sử dụng để cải thiện khả năng tự quản lý của mọi người. Ví dụ, trong cuốn sách bán chạy “Thiết kế cuộc đời của bạn”, hai tác giả Bill Burnett và Dave Evans của trường đại học Stanford đã sửa đổi tư duy thiết kế trong việc phát triển phần mềm để giúp đỡ các cá nhân thay đổi tư duy.
“Lập kế hoạch cho cuộc đời của bạn” là nỗ lực của chúng tôi để tạo nên điều tương tự như “Tư duy chiến lược” một cách cụ thể, theo từng bước. Chúng tôi tin rằng nó có thể dẫn dắt bạn đến với một sự thấu hiểu mới về cách bạn xác định và tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp của bạn. Mục tiêu của chúng tôi là đem đến cho cảm xúc và trực giác của bạn một nhà phân tích đồng hành.
Trong khảo sát những người tham gia buổi hội thảo và huấn luyện của chúng tôi, chỉ có 21% số người tham gia đã đề ra đâu là một cuộc sống tốt đẹp với họ, 9% đã xác định được mục đích, 12% đã có được tầm nhìn cho họ, 17% đã tạo ra được một mục tiêu, dấu mốc cụ thể, và có số người không quá đáng kể vào khoảng 3% đã có thể phát triển những gì có thể gọi là chiến lược cuộc sống. Tất cả đều là những vấn đề vô cùng quan trọng nhưng lại có rất ít người trong số chúng ta dành đủ thời gian cho điều này.
Martha, một sinh viên đã tốt nghiệp, 26 tuổi đã giải thích rằng: “Khi mọi bữa tiệc Giáng sinh, những đám cưới và những chuyến đi đều đột nhiên kết thúc, bạn sẽ tự hỏi bản thân: “Thực sự tôi đã sống hay cuộc sống chỉ vô tình diễn ra tới tôi?”. Cô ấy thực sự rất muốn được chủ động hơn “Liệu có sự trợ giúp nào tốt hơn một kế hoạch cao cấp cho cuộc sống?” cô ấy hỏi. “Không phải tuân thủ nghiêm ngặt và cấm đoán cuộc đời tiếp diễn, nhưng phải có một “dòng mạch chung”. Câu chuyện của tôi nên diễn ra như nào? Tôi nên trải nghiệm gì để đến cuối đời tôi có thể nói với chính mình rằng “Tôi đã sống”?”
Không giống như đã số sách self-help, chúng tôi không trình tới mọi người một con đường vàng đi tới hạnh phúc hay sự hài lòng về cuộc sống. Bởi vì mỗi người mỗi vẻ, vậy nên chúng tôi đưa cho bạn những công cụ để có thể đi tìm con đường của bạn trong tiến trình bảy bước trong chiến lược cuộc sống. Trong bước 1, bạn xác định đâu là cuộc sống tốt đẹp nghĩa là gì đối với bạn. Trong bước 2, bạn sẽ liệt kê ra mục đích của mình. Bước 3 sẽ là tầm nhìn cuộc sống. Bước 4 sẽ là phân tích những hạng mục cần đầu tư của việc bạn đã dành 168 tiếng trên tuần như thế nào, trong khi bước 5 bao gồm thiết đặt tiêu chuẩn về sự hài lòng trong cuộc sống. Ở bước 6 bạn sẽ kết hợp kết quả của bước đầu và xác định lựa chọn của bạn và những sự thay đổi tiềm năng trong cuộc đời của bạn, và đến bước 7 bạn tạo nên kế hoạch để biến những lựa chọn của bạn thành hành động. (Để giúp đỡ, chúng tôi đã tạo ra một bảng chiến lược cuộc sống, và sẽ được lấp đầy sau khi bạn đã hoàn thành các bước)
Nghe công việc này dễ khiến mình nản chí, nhưng trong thực tế nó sẽ chỉ tốn của bạn vài tiếng đồng hồ. Như đã nói, nó có thể không dễ dàng. Bạn sẽ tự thách thức chính mình và vượt lên trên những điều hiển nhiên. Nhưng bạn không nên bỏ cuộc bởi vì bạn sẽ tìm ra một câu trả lời xứng đáng sau khi đã hoàn thành quy trình 7 bước này. Sau tất cả, điều gì quan trọng hơn cuộc sống của bạn? Hãy cam kết suy nghĩ chiến lược về nó, mong chờ những sự thấu hiểu mà bạn sẽ đạt được và hãy tận hưởng hành trình này.
Quy trình bảy bước trong “Chiến lược cuộc sống”
Quá trình sẽ bắt đầu với một câu hỏi đơn giản nhưng có chiều sâu:
Tôi sẽ xác định cuộc sống tốt đẹp của tôi như nào?
Khởi điểm của bất kì quá trình chiến lược công ty nào là xác định thước đo thành công cơ bản. Lấy ví dụ, liệu tổ chức có muốn lập chiến lược để tập trung vào thúc đẩy doanh số bán hàng, giá trị cổ đông hay tác động tích cực lên toàn xã hội?
Đâu là thước đo đúng trong cuộc đời của mỗi cá nhân? Các chuẩn mực về xã hội và thứ bậc có thể gợi ý chúng ta đo lường chính bản thân mình với tiền bạc, danh tiếng và quyền lực. Nhưng có những nghiên cứu đã chỉ ra một điều rằng tiền bạc dẫn tới những hạnh phúc lớn hơn chỉ khi những nhu cầu cơ bản được đáp ứng, còn lại sau đó lợi nhuận thường sẽ bị giảm xuống hoặc gần như không có. Vài nghiên cứu khác chỉ ra rằng đa số chúng ta đang trong “máy chạy khoái lạc”. Sau khi được tăng lương, thăng chức, hay mua một thứ gì đấy khiến mình cảm thấy dễ chịu, chúng ta sẽ quay lại mức độ ban đầu của hạnh phúc. Và ngay sau đó là sự so sánh xã hội – không quan trọng bạn làm kiểu gì, sẽ luôn có người khác giàu hơn, nổi tiếng hơn hay là quyền lực hơn bạn.
Người Hy Lạp cổ thấy ra hai khía cạnh chính của một cuộc sống tốt đẹp, bao gồm hedonia (tập trung vào sự hài lòng) và eudaimonia (tập trung vào đức hạnh và ý nghĩa), Hơn thế nữa, các ngôi trường cũng đã chỉ ra tầm quan trọng của sự kết nối xã hội. Một nghiên cứu với hơn 27000 người ở Châu Á đã tìm ra một mối liên hệ giữa những người đàn ông trong tình trạng đang kết hôn và đang hài lòng với vợ, trong khi có một nghiên cứu đã theo dõi 268 nam giới tại Trường đại học Harvard từ 1938 đến hiện tại, và đã mở rộng bao gồm con cái và vợ của họ, cũng như nghiên cứu về 456 cư dân ở thành phố Boston từ những năm 1970, cũng đã mở rộng bao gồm bao gồm con cái và vợ của họ, để tìm ra được mối quan hệ ý nghĩa đó là động lực chính dẫn đến hạnh phúc lâu dài. Cố giáo sư Trường Kinh doanh Harvard Clayton Christensen đồng tình với những điều này: Trong cuốn tạp chí cổ điển HBR của mình mang tên “Bạn sẽ đo lường cuộc sống của mình bằng cách nào?”, ông đã viết: “Tôi đã kết luận rằng thước đo mà Chúa sẽ dùng cho cuộc sống của tôi không phải là bằng đồng đô la mà còn là những cá nhân mà tôi đã gặp trong cuộc sống này.”
Một khuôn khổ bao gồm những tính năng – khoái lạc, khoái cảm và quan hệ – là khuôn mẫu PERMA, được giới thiệu bởi Martin Seligman, người sáng lập tâm lý học tích cực và là giáo sư của Trường đại học Pennsylvania. Trong cuốn sách được xuất bản vào năm 2011 của ông, “Hưng thịnh”, những nghiên cứu sinh khác sau đó đã phát triển thành PERMA-V, viết tắt trong tiếng Anh của Những năng lượng tích cực (thường xuyên có cảm giác vui vẻ và hài lòng), Sự gắn kết (trong một dòng chảy nhưng quên mất thời gian), Những mối quan hệ (cảm giác yêu thương, quan tâm và hỗ trợ lẫn nhau), Ý nghĩa (đóng góp để làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn). Danh hiệu (phấn đấu để đạt được thành công hoặc làm chủ, đạt được mục tiêu) và Sức sống (trở nên lành mạnh và giàu năng lượng)
Để xác định những gì tạo nên một cuộc sống tốt đẹp tới bạn, hãy sẵn sàng với những nhân tố trong PERMA-V hoặc thêm vào những danh mục của bạn như quyền tự chủ hoặc tâm linh. Sau đó đánh giá độ quan trọng của từng thứ theo thang điểm 0 (không quan trọng) đến 10 (rất quan trọng). Cố gắng nhớ lại từng phần của sự hài lòng sâu thẳm trong quá khứ của bạn và cân nhắc những gì đã tạo ra chúng.
Trong bước đầu tiên của các dự án chiến lược, chúng tôi thường tiến hành phân tích toàn diện về tình trạng của dự án đó. Vậy nên, bạn cũng nên đánh giá sự hài lòng của bạn với từng phương diện trên thang điểm từ 0 (không hài lòng) đến 10 (rất hài lòng). Bài đánh giá nhanh sẽ cho bạn một một ý tưởng sơ bộ về cách bạn xác định một cuộc sống tốt đẹp và những dòng gạch đầu tiên về những điều bạn cần để thay đổi.
Mục đích sống của tôi là gì?
Để một chiến lược của công ty có thể đạt đến thành công, nó phải đạt được mục đích của tổ chức, được liên kết tại giao điểm của những câu hỏi như: Chúng ta tốt ở mảng/lĩnh vực nào? Thế giới này đang cần gì? và tính đến cả những câu hỏi: Đâu là giá trị của chúng ta? và: Điều gì khiến chúng ta hứng thú? Bằng những câu hỏi này, chúng tôi đã giúp đỡ những công ty trên khắp thế giới có thể phát triển tuyên bố về mục đích đã đặt ra. Một tuyên bố về mục đích sẽ đóng vai trò như một cái hàng rào quan trọng bảo vệ chiến lược của bạn cũng như là “Sao Bắc Đẩu” cho tổ chức của bạn.
Bạn hoàn toàn có thể đi tìm kiếm mục đích sống của mình bằng cách áp dụng những câu hỏi tương tự. Hãy tự hỏi bản thân rằng, Bản thân mình có những điểm gì tốt? Hãy liên tưởng về những tình huống ở trong công việc hay ở trong những lĩnh vực khác trong cuộc sống mà bạn đã thể hiện được những ưu điểm quan trọng như tính sáng tạo, khả năng làm việc nhóm hay khả năng giao tiếp. Sau đó hãy đặt câu hỏi: Giá trị cốt lõi của tôi là gì? Nghĩ về những quyết định mà bạn đã đặt ra và những nguyên tắc bạn đã giữ nó thành “kim chỉ nam” của bạn: trung thực, công bằng hay sự liêm chính. Có hàng tá danh sách hay bài kiểm tra trên mạng sẽ giúp bạn tìm ra những giá trị cốt lõi của mình. Câu hỏi tiếp theo sẽ là: Những hoạt động nào sẽ thúc đẩy bản thân tôi lên. Có lẽ câu trả lời của bạn bao gồm cố vấn, xử lý vấn đề hay tương tác với nhiều kiểu người. Cuối cùng sẽ là câu hỏi: Tôi có thể giúp thế giới giải quyết nhu cầu gì? Nó có thể là một trong 17 Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc bao gồm: sức khỏe, giáo dục, bình đẳng giới, hay hành động vì biến đổi khí hậu, hoặc nó có thể là thứ gì đó tổng quát hơn như tình yêu, lòng nhân từ, niềm tin hay sự an toàn.
Trong giai đoạn xác định mục đích của các dự án công ty, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra niềm tin để có được ý kiến đóng góp từ các bên liên quan. Tương tư, hãy hỏi bạn bè hay gia đình về những thế mạnh của mình, những giá trị mà mình đang sống vì, những điều gì khiến mình hào hứng và những gì mình có thể giúp đáp ứng điều gì.
Hãy rút ra từ những câu trả lời của bạn và của họ để phác thảo lên một tuyên bố về mục đích, sau đó xin ý kiến đóng góp từ nó. Hoặc bạn có thể tận dụng ChatGPT, sử dụng câu trả lời trong 4 câu hỏi kia như một ý kiến để giúp bạn phát triển tuyên bố về mục đích của mình, như Tom, một nhà vật lý khí tượng, đã tham gia một trong những buổi hội thảo vừa qua của chúng tôi.
Khi Joudi, một người Krud tị nạn từ Syria hiện tại đang sống ở Đức, đã vượt qua bài tập này, đã xác định được những điểm mạnh cốt lõi của bản thân như hoài bão, đam mê và khát vọng học hỏi. Những giá trị cốt lõi của anh ấy bao gồm công lý, hòa bình, gia đình và từ thiện. Anh bảo rằng, anh hào hứng nhất về sự đổi mới, phẫu thuật thần kinh và khả năng tự làm chủ kinh doanh (đặc biệt là kinh nghiệm bán phụ kiện với tư cách là người bán hàng rong ở Istanbul và tìm ra một tính năng hỗ trợ đa ngôn ngữ được tích hợp từ AI cho người Ukraine đang bỏ trốn khỏi đất nước họ để tới Đức). Để có thể đáp ứng nhu cầu của thế giới, Joudi đã trích dẫn từ chăm sóc sức khỏe, sự tự do và sự bình đẳng. Đến cuối cùng, anh ấy đã viết tuyên bố về mục đích của mình: “Duy trì đam mê về y học, sẵn lòng học hỏi khả năng tự kinh doanh và giữ vững ý chí và thúc đẩy sự đổi mới y khoe và tạo ra sự tiếp cận chăm sóc sức khỏe công bằng với mọi người.
Một giám đốc quản lý nhân sự ở một công ty công nghiệp toàn cầu đã muốn dừng lại vai trò hiện tại của cô ấy nhưng cô tỏ ra không chắc khi cô ấy nhìn vào những vai trò tương tự ở những công ty khác hay làm một điều gì đó hoàn toàn khác biệt. Cô ấy đã vượt qua quy trình bảy bước kia và đã đưa ra một tuyên bố mục đích vô cùng đơn giản: “Giúp đỡ và dẫn dắt những người khác tới những sự khao khát” nhờ đó mà cô ấy nhận ra rằng bản thân muốn vị trí quản lý nhân sự cao cấp khác, chỉ là trong những công ty khác..
Dĩ nhiên là vẫn còn có những biện pháp khác để xác định mục đích sống của mỗi người, Nhưng điều quan trọng là mình sẽ dành thời gian và phương pháp để làm nó ra sao. Chúng tôi đã nhìn thấy vài người tham gia hội thảo của chúng tôi đang mài giũa những ý tưởng về mục đích sống làm họ hứng thú, những người khác lại có những khoảnh khắc thực sự như kiểu: “à ha, cuối cùng tôi cũng đã hiểu tôi muốn làm gì!”. Việc xác định rõ ràng mục đích sẽ dẫn dắt chiến lược cuộc sống mình đi đến được kết quả một cách tốt hơn.
Tầm nhìn về cuộc sống của tôi là gì?
Bước tiếp theo trong việc xây dựng chiến lược công ty là tạo dựng một tầm nhìn cho tương lai. Thông thường chúng tôi hỏi những đội ngũ lãnh đạo rằng họ muốn tổ chức của họ sẽ đứng ở đâu – về sự đổi mới, sự tăng trưởng, danh mục sản phẩm, sự xuất hiện trên thị trường,vv – trong tầm 5-10 năm nữa. Thông thường chúng tôi sẽ bảo họ tự hỏi chính họ những câu hỏi đại loại kiểu: Mình sẽ muốn đọc gì trong trang tiêu đề của tờ báo về công ty chúng ta trong thập kỷ tới từ bây giờ?
Mỗi cá nhân nên tự hình dung về hình ảnh họ muốn phấn đấu để đạt được trong những năm tiếp theo. Như nhà triết học theo phái Khắc kỷ tên Seneca từng nói: “Nếu thuyền bạn không biết cặp bến nào thì sẽ chẳng có cơn gió nào là thuận lợi nào cho bạn”. Vào thời điểm này, bạn luôn cởi mở với những điều bất ngờ và tình cờ, Seneca đã bình luận như sau: “May mắn chỉ xuất hiện khi sự chuẩn bị của mình gặp đúng thời.”. Và việc lập kế hoạch của bạn sẽ được xem là sự chuẩn bị.
Vậy nên hãy tự đặt câu hỏi cho bản thân: Tôi muốn kể cho mọi người nghe những gì về câu chuyện của chính tôi trong 5-10 năm tới? Tôi sẽ phải làm gì nếu tiền chẳng phải mối bận tâm? Tôi của năm 80 tuổi sẽ không muốn bỏ lỡ những gì trong chặng đường đời đã qua? Mục đích và thế mạnh của chính mình sẽ đưa ra cho bạn vài ý tưởng về tầm nhìn.
Với bước này, chúng ta sẽ sử dụng một bài tập sắp xếp ảnh đơn giản về những gì khách hàng công ty sử dụng để quảng bá thương hiệu và đổi mới chiến lược công ty. Qua khoảng 180 tấm ảnh, những người tham gia hội thảo của chúng tôi đã lựa chọn 2-4 tấm ảnh thể hiện con người và góc nhìn chuyên nghiệp của họ nhất – cái mà mọi người đã miêu tả như “bảng tâm trạng”
Ở cả hai chiến lược kinh doanh và cuộc sống cá nhân, tầm nhìn có thể giúp bạn tập trung hơn. Jim, người sẽ sớm trở thành bác sĩ, đã có một tuyên bố luận điểm rằng: “Đưa con người xích lại gần nhau hơn và chia sẻ đam mê cùng nhau.” Tầm nhìn của anh trở nên cụ thể và rõ ràng hơn: “Để tạo ra không gian để xã hội tương tác và gặp nhau, như hành nghề y tế với tiệm cà phê chung, và tham gia công tác y tế cho người vô gia cư”. Tầm nhìn của bạn nên giống nhau dù mô tả nó như nào.
Bạn có thể kết thúc với một loạt danh sách ngắn về những điểm quan trọng hoặc là qua một tin nhắn ngắn gọn về tầm nhìn của bạn. Không quan trọng bạn đạt được nó bằng cách nào, một tuyên bố về tầm nhìn sẽ có quyền lực trong việc dẫn dắt cuộc sống của bạn. Một ví dụ mà chúng tôi yêu thích đến từ người đồng nghiệp Sebastian khi anh ta lên 14. Sau khi có kết có bài kiểm tra toán, giáo viên bảo anh ấy: “Dạy em học làm lãng phí thời gian của tôi!” và cảnh báo rằng anh ấy sẽ không có được tấm bằng tốt nghiệp trung học. Trong những năm sau, Sebastian đã ghi nhớ những điều này, anh ấy bỏ học và đi làm thợ nề. Tuy nhiên, sau cùng anh ấy quyết định thay đổi và bắt đầu từ tuyên bố tầm nhìn: Tôi sẽ đến đại học, có bằng Tiến sĩ và sau đó đem tấm bằng ấy quay lại gặp giáo viên dạy toán năm ấy của tôi – và tất cả sẽ được thực hiện trong 10 năm tới”. Và anh ấy đã làm được, tốt nghiệp bằng Tiến sĩ ngành Kinh tế loại ưu, trong 10 năm sau trở thành giám đốc quản lý và một đối tác của BCG.
Tôi định giá các danh mục đầu tư cuộc sống của tôi bằng cách nào?
Các công ty thường sử dụng phân tích hạng mục đầu tư để đánh giả các đơn vị kinh doanh trong các thông số chính như tốc độ tăng trưởng thị trường hoặc thị phần và từ đó quyết định nên đầu tư trọng điểm ở đâu. BCG thường được xem như ma trận chia sẻ tăng trưởng 2×2.
Nhưng đâu mới là sự tương đương của những đơn vị kinh doanh trong cuộc sống? Chúng tôi tập trung vào 6 khu vực chiến lược cuộc sống (SLAs – six life strategic life areas): những mối quan hệ, cơ thể, tâm trí, tinh thần, cộng đồng và xã hội, công việc, học tập và tài chính, sở thích và giải trí, chăm sóc sức khỏe cá nhân. Sau đó chúng tôi chia nhỏ SLAs thành 16 đơn vị chiến lược cuộc sống (SLUs – six life strategic life units)
Và đâu là những sự tương đương về những chỉ tiêu trong cuộc sống? Tiền bạc, năng lượng và lại là tiền bạc. Một tuần có 168 giờ. Bạn sẽ sử dụng chúng như nào? Với người yêu bạn, với gia đình, với công việc, khi chơi thể thao, ở nhà thờ, hay chỉ là khi có một giấc ngủ ngon?
Nhìn lại vào năm ngoái, bao gồm cả những dịp nghỉ lễ và đánh giá xem trung bình bạn đã dành bao nhiêu thời gian cho mỗi phần của 16 mục SLUs trong tuần. Khi một hoạt động vượt quá một hạng mục, hay phân chia lại thời gian sao cho đồng đều. Ví dụ, nếu bạn muốn đi chạy bộ với người yêu bạn một giờ mỗi tuần, hãy phân chia nửa giờ cho người yêu bạn và nửa còn lại cho hoạt động thể dục thể thao. Tiếp theo, đánh giá toàn bộ 16 mục SLUs trên thang điểm từ 0 đến 10 dựa trên mức độ quan trọng với bạn. Sau đó đánh giá về sự hài lòng bạn dành cho mỗi mục dựa trên thang điểm tương tự (Đây có thể được xem là ở một cấp bậc sâu hơn phương pháp PERMA-V)
Giờ đến với bảng 2×2, chúng tôi gọi nó là “Bảng danh mục đầu tư chiến lược cuộc sống”. Nhưng thay vì sắp xếp tốc độ tăng trưởng theo thị phần, bạn sẽ đặt tầm quan trọng của từng mục SLU theo trục y và sự hài lòng nó có thể đem lại lên trục x. Đánh dấu mỗi mục SLU là một hình tròn, điều chỉnh kích thước của từng hình tròn tương ứng với tỷ lệ phần trăm của thời gian trong tuần bạn dành cho hoạt động đấy.
Ở góc tư bên trái trên cùng, bạn sẽ thế tìm thấy những mục SLUs có tầm quan trọng nhưng lại khiến mình không quá hài lòng. Đó được gọi là khu vực cấp bách nhất, vì bạn quan tâm kỹ về những hoạt động đấy nhưng không tập trung đủ vào nó để đạt được hiệu quả tốt nhất. Những mục SLUs nằm ở góc tư bên phải trên cùng cũng đáng để chú ý: Bạn muốn tiếp tục dành thời gian và sức lực cho những thứ quan trọng nhất của bạn và những hoạt động khiến bạn hài lòng nhất và ít đầu tư vào những thứ ít quan trọng nhất (ở hai góc tư dưới cùng).
Cuối cùng, nhìn vào bảng 2×2 và tự hỏi bản thân rằng: Liệu những danh mục đầu tư của SLUs đã đặt tôi vào đúng hướng để hỗ trợ cho mục đích và đạt đến tầm nhìn của tôi? Liệu nó có mang tôi đến gần hơn tới cách tôi đạt đến một cuộc sống tốt đẹp hơn chưa? Tôi sẽ lưu và tái phân bổ thời gian của tôi ở đâu? Giống như những dự án chiến lược công ty, bạn cần phải đặt trước vài sự ưu tiên cấp cao – thay vì một kế hoạch chi tiết – cho những sự đầu tư của bạn về thời gian, năng lượng và tiền bạc.
Khi Toni, một kỹ sư, hoàn thành phương pháp này, anh ấy đã thấy bốn mục cho việc cần cải tiến cấp bách ở góc tư ở bên trái trên cùng: Còn những thứ quan trọng khác (vì anh ta không có cái nào), sức khỏe thể chất/tinh thần, giao tiếp xã hội và giáo dục/học hành. Mục công việc/sự nghiệp bị chia ra thành 2 góc tư, nơi được biểu thị ở góc tư bên phải dưới cùng. Điều đó rõ ràng đã cho Toni biết rằng anh cần phải thay đổi.
Tôi học được gì từ những kiểm chuẩn?
Trong gần như mỗi dự án chiến lược, chúng tôi đều làm ra những phương pháp tốt nhất và phân tích kiểm chứng để hiểu rằng chúng ta có thể học được gì từ những công ty dẫn đầu. Chúng ta có thể làm điều tương tự cho cá nhân bằng cách nhìn vào những khuôn mẫu vai trò và sau đó, quan trọng hơn là nghiên cứu về sự hài lòng trong cuộc sống.
Hãy tự hỏi bản thân: Ai đã dẫn dắt cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của họ khiến mình ngưỡng mộ? Có lẽ đó là đồng nghiệp quan tâm đến chăm sóc cho bố mẹ đang nằm liệt giường, người mẹ với ba đứa trẻ ở trường đang quản lý bảng lương của công ty Fortune 500 hay người lãnh đạo tôn giáo của bạn sống với đúng mục đích của anh ấy. Hãy tự hỏi chính mình điều gì khiến họ trở nên đáng ngưỡng mộ đến thế, và đâu là lựa chọn họ muốn làm nếu họ ở trong hoàn cảnh của mình.
Bây giờ hãy lựa chọn những loại nghiên cứu chuyên sâu nào nói về sự hài lòng trong cuộc sống – không hẳn là hoàn toàn lớn nhưng cũng bao phủ phần lớn dân số. Chúng tôi đã đề cặp nghiên cứu của Harvard và Châu Á. Một trong những nghiên cứu toàn cầu của sự hài lòng trong cuộc sống đó là khảo sát của Ban Kinh tế – Xã hội Đức bao phủ phần lớn khoảng 100.000 người từ 1984 – 2019, thu thấp nhiều hơn 700.000 câu trả lời hoàn chỉnh. Từ đó thấy được rằng những người quan trọng khác, trẻ em, bạn bè, thể thao, tâm linh, sự tham gia của cộng đồng, tiền lương, tiết kiệm và dinh dưỡng đều góp phần làm hài lòng cuộc sống. Không có gì đáng ngạc nhiên lắm khi các vấn đề sức khỏe có tác động rất tiêu cực và bạn có thể tìm thấy một khoảng thời gian tối ưu để dành cho việc giải trí và ngủ.
Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng những biện pháp cải thiện cuộc sống đã được chứng minh bao gồm: thực hành lòng tốt, chánh niệm, thiền định và biết ơn; trau dồi thêm sự hài hước và tiếng cười; dành thời gian cho việc học; và phát triển tư duy tăng trưởng (nghĩa là tin rằng khả năng và cuộc sống của mình có thể cải thiện thông qua nỗ lực và kiên trì)
Khi bạn làm công việc này, điều quan trọng là bạn phải hiểu và học hỏi từ những gì đã làm việc cho người khác, đồng thời nhớ rằng bạn không thể chỉ sao chép và làm theo cách tiếp cận của người khác. Chiến lược cuộc sống của bạn nên là của bạn, duy nhất dành riêng cho bạn.
Các lựa chọn đầu tư nào tôi có thể làm?
Chiến lược công ty là đưa ra lựa chọn giữa các tùy chọn: Chúng ta nên giữ danh mục đầu tư hiện tại, đa dạng hóa, tập trung, mua lại một công ty hay tham gia một thị trường mới? Trong cuộc sống, những câu hỏi tương đương sẽ là: Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi tiếp tục sống cuộc sống của mình như bây giờ? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi thay đổi các ưu tiên của mình? Với việc đã tìm ra được định nghĩa của bạn về một cuộc sống tốt đẹp, mục đích của bạn, tầm nhìn của bạn, việc xếp hạng những mục SLUs và kiểm chuẩn của bạn, bạn đã sẵn sàng để tìm hiểu đến bước này.
Quay trở lại việc xác định về cuộc sống tốt đẹp ở bước 1 và suy nghĩ về những gì bạn có thể làm cho những lĩnh vực không hài lòng của mình. Xem lại mục đích và tầm nhìn của bạn từ bước 2 và 3 và thử suy nghĩ xem làm thế nào bạn có thể nhận ra chúng. Hãy nghĩ về các mục SLUs của bước 4 được xác định là cần chú ý nhiều hơn và cách bạn có thể cải thiện sự hài lòng hoặc phân bổ lại thời gian ở mỗi mục. Sau đó, hãy xem xét cách những sự thấu hiểu thu thập được từ kiểm chuẩn của bước 5 có thể giúp bạn với tất cả những điều trên. Từ danh sách dài những thay đổi và hành động tiềm năng này – bất kể lớn hay bé – hãy chọn một số điều tốt nhất sẽ đưa bạn đến một cuộc sống tuyệt vời và cam kết với chúng.
Bây giờ bạn cần phải cụ thể hóa về những gì bạn muốn thay đổi. Ví dụ từ những người tham dự hội thảo của chúng tôi bao gồm kết nối lại với ba người bạn từ trường, đến thăm ông nội mỗi tuần, tham gia vào một cuộc phiêu lưu vi mô hàng tuần với một người quan trọng khác, thay đổi công việc, cam kết một lịch trình ngủ mới, thử một ứng dụng thiền, bắt đầu viết nhật ký biết ơn, dành nhiều thời gian hơn cho con của mình, tập thể dục mỗi ngày, hỗ trợ người tị nạn, bắt đầu một doanh nghiệp xã hội, thực hành tôn giáo một lần nữa, dành 15 phút để học mỗi ngày, chuyển đổi chuyên ngành đại học, biến một chiếc xe tải thành xe cắm trại để đi du lịch và di chuyển ra nước ngoài. Tựu chung lại, khả năng con người là vô tận.
Mặt khác, bạn chỉ có 168 giờ mỗi tuần, có nghĩa là bạn phải giảm, thuê ngoài hoặc kết hợp các hoạt động hiện có hoặc làm cho chúng hiệu quả hơn thông qua các chiến lược và công cụ năng suất. Ví dụ, khi bạn tập thể dục với bạn trai của bạn hoặc tình nguyện viên cho một lý do chính đáng với bạn bè của bạn, bạn đang đóng gộp thể thao và những cái quan trọng khác hoặc gộp giữa việc tham gia xã hội và tình bạn. Chiến lược cuộc sống là thiết lập các ưu tiên; nó không phải về việc lấp đầy mỗi phút mỗi giờ. Hãy nhớ để dành những khoảng trống trong lịch của bạn cho thời gian chết là một điều tốt. Các nhà nghiên cứu tại trường Wharton của đại học Pennsylvania và Trường quản lý Anderson của UCLA phát hiện ra rằng mọi người hạnh phúc nhất khi họ có hai đến năm giờ rảnh mỗi ngày.
Khi Judi, một người có mặt tại hội thảo, hoàn thành danh sách hành động của cô ấy, đã bình luận rằng: “Nếu tôi thay đổi tất cả những điều này, tôi sẽ là một con người khác chỉ trong vài tuần.” Chiến lược cuộc đời của bạn có thể bao gồm những bước lớn như việc khởi nghiệp kinh doanh, du lịch vòng quanh thế giới (như một trong số chúng tôi đã từng làm), hay thiết lập một tổ chức phi chính phủ, hoặc có thể là bao gồm một vài bước nhỏ như có những cuộc hẹn ở quán cà phê với những người bạn quan tâm. Kể cả những sự thay đổi nhỏ đều có những tác động lớn trong 2 cách chính. Trước hết, nếu bạn làm một thứ lặp lại nhiều lần, bạn sẽ có thể tận dụng tốc độ tăng trưởng kép. Thứ hai, bạn là một nút trong một mạng lưới của rất nhiều người, nên việc bạn thay đổi không chỉ tác động đến những người gần bạn mà còn ảnh hưởng cả bên ngoài. Sau tất cả, đôi lúc những sự thay đổi lớn sẽ được tác động bắt đầu từ những cái nhỏ nhất, tưởng chừng như không đáng kể – hiệu ứng cánh bướm nổi tiếng. Ví dụ, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ khoảng 15 phút thể dục hàng ngày có thể kéo dài thêm 3 năm tuổi thọ (mặc dù chỉ đầu tư trong khoảng nửa năm). Thể dục cũng có thể đưa cho bạn một liều “dopamin tinh thần”, cải thiện tâm trạng bản thân, mang lại lợi ích cho những thứ xung quanh bạn và trở nên năng suất hơn trong công việc, dẫn tới nhiều kết quả có thể tác động tích cực đến cuộc sống người khác.
Nếu bạn biết phần nào trong chiến lược cuộc sống nào cần thực hiện nhưng không biết thay đổi từ đâu, hãy đào sâu hơn và phát triển nền tảng cho đơn vị đó – chiến lược cho công việc/sự nghiệp, chiến lược cho gia đình, chiến lược cho sức khỏe tâm thần/chánh niệm, và tương tự – giống như mỗi đơn vị kinh doanh thực hiện với chiến lược tổng thể với công ty.
Lấy ví dụ, để phát triển chiến lược công việc/sự nghiệp, hãy tự hỏi chính mình theo những câu hỏi sau: Làm thế nào để công việc hiện tại giúp đỡ cho mục đích và tầm nhìn bản thân? Liệu công việc hiện tại sẽ đưa tôi cảm giác đạt thành tựu và sự gắn kết (2/6 khía cạnh của một cuộc sống tốt đẹp)? Làm thế nào để công việc hiện tại của tôi sẽ cân bằng với sức nặng mà tôi xác định trong bước xác định mục đích? Cuối cùng, hãy nhìn vào dữ liệu kiểm chuẩn, giống như nghiên cứu Giải mã cách làm việc của BCG, nơi chúng ta đề ra 10 mục công việc tốt đẹp theo hơn 200.000 câu trả lời. Sau đó đánh giá lại công việc bạn đạt được những tiêu chí này như nào. Câu trả lời sẽ đưa cho bạn ý tưởng về cách tiến bước sâu hơn trong sự nghiệp của bạn.
Tôi sẽ đảm bảo niềm vui và duy trì việc thay đổi bằng cách nào?
Chưa bao giờ đơn giản để thay đổi nhỉ? Liệu bạn có muốn thêm bằng chứng? Có hơn 40% người Mỹ luôn đặt mục tiêu năm mới vào mỗi Tháng 1 hàng năm nhưng có một báo cáo chỉ rằng, 90% trong số đó thường thất bại trong việc thực hiện những điều đó.
Nhiều công ty, như Google, đảm bảo thực hiện thành công chiến lược họ đã đề ra bằng cách sử dụng OKRs (những công việc và kết quả chính). OKRs chính là sự tập trung, tham vọng, định hướng đầu ra, sự linh hoạt và sự minh bạch.
Chúng tôi khuyên bạn nên cam kết làm những gì bạn muốn cam kết ở bước 6. Xác định bảng công việc và thời gian mà bản thân bạn muốn đạt được. Sau đấy hãy chia nhỏ những công việc theo những kết quả chính hay mục tiêu cụ thể, kèm theo thời hạn. Cân nhắc thêm trực tiếp vào lịch của bạn. Nếu như bạn chắc chắn về việc thực hiện những bước chuyển lớn trong cuộc đời bạn, hãy thử nghiệm. Ví dụ, Toni đã xác định được mục về sức khỏe thể chất, tâm linh như một hạng mục cần ưu tiên hàng đầu, vậy nên anh ấy đặt công việc “Tải xuống một ứng dụng và thử áp dụng mỗi ngày khoảng 10-15 phút (Thời hạn kết thúc là đến cuối tháng 11).” Anh ấy thậm chí có thể chia thành hai kết quả chính: 1 là xem lại ứng dụng thiền và sẵn sàng (tuần đầu tháng 11) và thử sử dụng trong 3 tuần, xem lại trải nghiệm và tạo nó thành thói quen hàng ngày (3 tuần sau của tháng 11)
Có nhiều cách mà các công ty tuân thủ theo OKRs. Ở đây, chúng tôi tập trung vào ba trong số những trường hợp sau đây: “Mỏ neo” là chia sẻ kế hoạch của bạn, Như Google làm bằng cách công khai OKRs của nó. Bạn sẽ kể cho ai về kế hoạch của mình hoặc muốn ai tham gia cùng hành trình của mình? Các dự án chiến lược luôn liên quan đến các nhóm nhỏ, vì vậy hãy cân nhắc không chỉ tìm kiếm đầu vào từ những người khác mà hãy mời một hoặc hai người làm việc theo chiến lược cuộc sống của riêng họ và sau đó phân tích kết quả của mọi người như một nhóm. “Hệ quả” có nghĩa là thiết lập các ưu đãi cho thành tích, chẳng hạn như tiền thưởng cho thành công hoặc hình phạt cho thất bại. Bạn sẽ tự thưởng cho mình như nào khi bạn đã thay đổi thành công một khía cạnh trong cuộc sống của bạn, và điều ngược lại sẽ là gì? Và “check-in” có nghĩa là thường xuyên lùi lại, tinh chỉnh và điều chỉnh những nỗ lực của bạn và kỷ niệm những thành tựu của bạn, như các nhóm phát triển dự án vẫn hay làm. Khi mỗi tuần bạn có thể dành 15 phút để xem xét và cập nhật chiến lược cuộc sống của bạn?
Ví dụ, Toni có thể bảo một người bạn giúp anh ta giữ vững những thay đổi của mình, với lời hứa sẽ quyên góp một số tiền đáng kể cho một tổ chức từ thiện nếu anh ta không tuân thủ theo và lên lịch để tự kiểm tra lại bản thân hàng tuần vào mỗi Chủ nhật trước buổi học.
Xây dựng “Chiến lược cuộc sống” của bạn chỉ trong một trang giấy
Thông thường, vấn đề lớn nhất trong một nhiệm vụ quan trọng – như phát triển chiến lược cuộc sống – là những điều ngăn cản chúng ta làm điều đó. Vì vậy, để hiện thực hóa những điều bất khả thi, chúng tôi khuyên bạn nên ghi lại toàn bộ chiến lược cuộc sống của mình trên một tờ giấy hoặc ở một vị trí duy nhất. Bạn có thể dễ dàng làm điều này nếu bạn đã hoàn thành các bài tập trong bài viết này. Để bắt đầu, hãy viết ra những gì định nghĩa một cuộc sống tốt đẹp đối với bạn. Tiếp theo, ghi lại điểm mạnh, giá trị của bạn, điều gì khiến bạn “bừng sáng”, hứng khởi lên và thế giới cần gì, sau đó thêm tuyên bố mục đích của bạn kết hợp những ý tưởng đó. Thứ ba, tóm tắt lại tầm nhìn cuộc sống của bạn. Thứ tư, hãy tham khảo bảng 2×2 bạn đã phác thảo và lưu ý các mục SLUs có mức độ ưu tiên cao cho hành động hoặc bạn dành quá nhiều thời gian. Tiếp theo, viết ra những thay đổi bạn muốn thực hiện và cam kết. Cuối cùng, đối với mỗi thay đổi đó, hãy liệt kê một mục tiêu và hai đến ba kết quả chính cùng thời hạn, sau đó lưu ý các mục “Mỏ neo”, “hậu quả” và “check-in” trong kế hoạch để thực hiện thay đổi.
Trang này là chiến lược cuộc sống khả thi tối thiểu đầu tiên của bạn. Cũng như chiến lược của công ty, nó cần được xem xét, điều chỉnh và cập nhật thường xuyên. Dữ liệu độc quyền từ BCG cho thấy 50% các công ty xem xét chiến lược của họ mỗi năm một lần và 20% nhiều hơn một lần một năm — những gì chúng tôi gọi là phát triển chiến lược liên tục Tương tự như vậy, ngoài việc dành 15 phút hàng tuần để xem lại các công việc của bạn, chúng tôi khuyên bạn nên sắp xếp thời gian xem xet và đánh giá lâu hơn hơn, từ một đến hai giờ với cá nhân hoặc với nhóm chiến lược cuộc sống mà bạn đã bắt đầu với người khác, cứ sau 6-12 tháng. Xem xét tất cả bảy bước, xem xét thất bại hoặc thay đổi hoàn cảnh, và điều chỉnh cho phù hợp.
Giám đốc nhân sự mà chúng tôi đã đề cập trước đó đặt trang giấy về chiến lược cuộc sống của cô ấy lên trên tất cả các giấy tờ trên bàn của cô ấy. Cô ấy nhìn vào nó mỗi ngày để củng cố niềm tin của mình vào những gì tạo nên một cuộc sống tốt đẹp và để đảm bảo cô ấy thực hiện theo chiến lược để đạt được kết quả; hễ khi có một ý tưởng mang tính cải tiến, cô sẽ viết nó ra giấy. Bạn cũng có thể thử điều tương tự. Chúng tôi đã từng làm việc cùng một cặp vợ chồng người muốn phát triển song song các chiến lược cuộc sống, đã đi xa đến mức họ ghi lại mục đích và mục tiêu cuộc sống của họ bằng ảnh và ghi chú trong khung ảnh. Họ treo nó trên tường nhà của họ như một lời nhắc nhở hàng ngày về nơi họ muốn đi cùng nhau và với tư cách cá nhân.
Cuộc sống luôn là những chuyến phiêu lưu và những vết thương, là tình yêu và nỗi buồn, niềm vui và căng thẳng. Nó có thể trở nên tuyệt vời hoặc là kinh khủng. Sẽ có những thời điểm thăng trầm. Nhưng có nhiều thứ phụ thuộc vào bạn và những lựa chọn bạn đưa ra. Một chiến lược cuộc sống sẽ không chỉ dẫn lối bạn mà còn giúp bạn tạo nên khả năng phục hồi để bạn thay đổi sau những bước đi sai lầm.
Sophia, một bác sĩ bị bệnh mãn tính nghiêm trọng, đã viết thư cho chúng tôi sau khi tham dự một hội thảo: “tôi nhận ra rằng tôi muốn đưa ra quyết định nhiều hơn, làm nhiều điều “điên rồ” hơn, tận hưởng mọi khoảnh khắc, ăn mừng thành công, đến những nơi tôi chưa từng đến, gặp những người tôi chưa từng gặp, có cho mình một quãng nghỉ, theo dòng chảy của bản thân, và biến bản thân một dự án quan trọng nhất trong cuộc đời này”
Tổng kết lại, cuộc sống của bạn là chiến lược ưu tiên hàng đầu của bạn. Vậy nên, hãy sẵn sàng và làm những điều tương tư để chúng ta có được một cuộc sống tốt đẹp như chúng ta hằng mong muốn.
Được viết bởi Rainer Strack, Susanne Dyrchs và Allison Bailey
Ngày 5 tháng 12 năm 2023
Bài viết liên quan