Có cố vấn thật tuyệt, nhưng đừng chọn sai người

Với xu thế bỏ việc trên quy mô lớn, người lao động đang đòi lại quyền lực của mình, tìm kiếm trải nghiệm làm việc tốt hơn. Trải nghiệm làm việc tốt hơn này bao gồm việc được cung cấp người cố vấn giúp thúc đẩy kết quả.

Định kiến chung cho rằng chúng ta nên để lại cái tôi cá nhân của mình trước khi bước vào văn phòng, nhưng điều đó thường không thực tế. Hãy nghĩ về đồng nghiệp và sếp yêu thích của bạn. Bạn có thể có những giá trị và sở thích tương đồng giúp bạn hình thành mối quan hệ công việc bền chặt. Tuy nhiên, khi đề cập đến việc cố vấn, chúng ta lại tập trung vào chức danh, cấp độ quyền lực hoặc số lượng người theo dõi của một cố vấn. Đó không phải là những chỉ số quan trọng của một người cố vấn mạnh mẽ.

Có một người cố vấn để kết nối ở cấp độ sâu hơn có thể giúp bạn nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm của thời đại dịch, mở ra những con đường mới để đạt được sự hài lòng trong công việc và giúp bạn thích nghi với con đường gập ghềnh của môi trường văn phòng luôn thay đổi. Do đó, để xác định liệu người cố vấn của bạn có phải là một người phù hợp hay không, hãy xem xét ba câu hỏi sau.

Bạn có thể cởi mở hoàn toàn với mentor của mình không?

Trong mối quan hệ cố vấn, bạn thường chia sẻ những khía cạnh rất riêng của bản thân, chẳng hạn như mục tiêu, nguyện vọng, khó khăn của bạn… Vì vậy, theo nhiều cách, việc nhận cố vấn là một bài tập về tính dễ bị tổn thương. Để xác định xem bạn có thể thành thật với người cố vấn của mình hay không, hãy hỏi người đó xem họ có thể thoải mái chia sẻ và thảo luận ở mức độ thông tin nào. Tương tự như cách bạn xây dựng một tình bạn, hãy bắt đầu từ quy mô nhỏ và mở rộng mối quan hệ cố vấn cùng với thời gian.

Bạn và người cố vấn đều có chung một khoản đầu tư vào sự phát triển cá nhân của nhau

Khi bạn đang xây dựng mối quan hệ cố vấn, cũng hãy tự hỏi liệu người này có tin tưởng bạn, có muốn giúp bạn đạt được mục tiêu và có cho bạn không gian để phơi bày những điểm dễ bị tổn thương của mình không. Bằng việc tham gia vào chương trình cố vấn của công ty, cả hai bạn đều có chung một khoản đầu tư vào sự phát triển cá nhân của nhau. Nhưng hai trong số những đặc điểm quan trọng nhất của một người cố vấn tốt là sẵn sàng thể hiện sự khiêm nhường và minh bạch. Điều đó có nghĩa là bạn và cố vấn sẽ cùng đối mặt với cảm xúc đau đớn, xấu hổ hoặc hối hận; hay những khoảnh khắc vui vẻ, học hỏi và tình bạn thân thiết.

Có một lý do tại sao phần lớn các nhân viên trẻ cho biết họ coi trọng mối quan hệ với người cố vấn và hơn một nửa nói rằng người cố vấn đóng góp vào thành công của họ. Một mối quan hệ cố vấn vững chắc có thể thúc đẩy sự tự tin, tác động tích cực đến sức khỏe tinh thần và thậm chí dẫn đến thăng tiến trong tương lai.

Bạn có thấy sự kết nối tức thì với người này không?

Khi chúng ta nói về “phản ứng hóa học” trong một mối quan hệ, chúng ta thường coi nó như một quyết định mang tính tiềm thức. Nhưng phản ứng hóa học không thực sự là một “quyết định”. Đó là một cảm xúc. Đôi khi bạn gặp ai đó và cảm thấy có sự kết nối tức thì, như thể bạn đã biết họ cả đời. Bạn kết nối với người này theo cách khó diễn tả thành lời; bạn chỉ “hiểu” họ theo một cách riêng. Trong mối quan hệ cố vấn, điều đó có thể biểu hiện bằng việc đồng thuận với ý tưởng của nhau và thậm chí kết thúc câu nói của nhau.

Các chương trình cố vấn của công ty đưa đến bằng chứng rằng ​​cách xây dựng mối quan hệ cố vấn dựa trên cảm giác kết nối sâu sắc hơn giúp đạt được nhiều mục tiêu hơn và phát triển sự nghiệp tốt hơn. Thậm chí với những người ở các nhóm xã hội khác nhau, hành trình sự nghiệp khác nhau và xuất thân khác nhau; nếu có thể kết nối tốt, người được cố vấn sẽ thu được nhiều kết quả tốt.

Bạn có sợ các cuộc hẹn hay không?

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của “phản ứng hóa học” trong một mối quan hệ cố vấn, bạn sẽ thấy điều này ngay khi thiếu nó. Song việc thiếu “phản ứng hóa học” không phải lỗi của bạn hay người cố vấn của bạn. Nhiều mối quan hệ trong công việc và cuộc sống cá nhân đơn giản là không có yếu tố này.

Một cuộc họp cố vấn không nên là việc bạn “bị buộc phải làm”. Nếu một cuộc gặp gỡ cố vấn sắp tới khiến bạn rơi vào vòng xoáy suy nghĩ lo lắng, thì đó là một dấu hiệu cho thấy bạn và người cố vấn của mình có thể không phù hợp. Dù việc hoàn thành các mục tiêu của bạn đôi khi sẽ khó khăn, nhưng có sự khác biệt giữa việc sợ hãi con đường phức tạp phía trước và sợ hãi khi bắt tay vào hành trình đó với một cá nhân cụ thể.

Bạn sẽ cảm thấy tràn đầy sinh lực và cảm hứng từ ý tưởng xây dựng mối quan hệ cố vấn của mình. Vì vậy, bạn sẽ làm gì nếu bạn đau thắt ruột mỗi khi phải tham gia chương trình cố vấn của công ty? Ý tưởng chấm dứt mối quan hệ cố vấn nghe có vẻ tệ, nhưng tốt hơn hết là bạn nên thành thật ngay bây giờ để có thể tìm được một người cố vấn mà bạn thực sự kết nối.

Hãy suy nghĩ kỹ về các yếu tố trong mối quan hệ khiến bạn phải tạm dừng để có thể thông báo với người quản lý chương trình của mình. Sau đó, người quản lý này có thể giúp bạn kết thúc mối quan hệ với người cố vấn hiện tại và cũng có thể ghép nối bạn với một người cố vấn khác mà bạn có thể có mối quan hệ tốt hơn.

Nguồn: Fastcompany.com

Trả lời

LET'S GO
SUBSCRIBE
awesome
Sed ut perspiciatis unde omnis