Chủ nghĩa tiêu dùng có đạo đức lên ngôi – gợi ý mới cho doanh nghiệp

Chủ nghĩa tiêu dùng có đạo đức theo định nghĩa rộng là việc mua các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất theo phương thức nhằm giảm thiểu thiệt hại cho xã hội hoặc môi trường, hoặc cả hai.

Năm 2015, Jasmine Hussain, một sinh viên tại Đại học Edinburgh ở Scotland xem một bộ phim tài liệu có tựa đề Cowspiracy: The Sustainability Secret, cho thấy nông nghiệp chăn nuôi đã trở thành nguyên nhân hàng đầu gây ra nạn phá rừng, lãng phí nước và ô nhiễm, đồng thời gây ra nguồn thải khí nhà kính thậm chí còn lớn hơn cả ngành giao thông vận tải.

Bộ phim đã giúp cô mở rộng tầm mắt về tác động môi trường của hoạt động chăn nuôi và đưa cô vào hành trình trở thành một người tiêu dùng có đạo đức. “Tôi đã quyết định ăn chay ngay ngày hôm sau,” Hussain cho biết việc thay đổi thói quen tiêu dùng của mình sau đó đã trở thành một “quá trình chuyển đổi rất tự nhiên”. Đến nay, Hussain vẫn duy trì thói quen này và chấp nhận chi tiêu nhiều hơn một chút để mua sắm ở các cửa hàng không chất thải.

Kết hợp đạo đức và mua sắm

Các cửa hàng không chất thải hoạt động theo cách tương tự như các cửa hàng tạp hóa thông thường, nhưng họ loại bỏ việc đóng gói quá nhiều bằng cách khuyến khích khách hàng quen mang theo hộp đựng của riêng họ và chỉ mua đủ số lượng cần thiết.

Một số cũng bán các sản phẩm hữu cơ và các sản phẩm được quảng cáo là thân thiện với môi trường hơn, mặc dù giá thường cao hơn. Sự sẵn có của các cửa hàng như vậy ở Edinburgh đã giúp Hussain cũng như những người cùng quan điểm dễ dàng duy trì phong cách sống của mình hơn.

Ngày càng nhiều người tiêu dùng chấp nhận trả giá cao hơn để mua sản phẩm của các cửa hàng không chất thải

Chủ nghĩa tiêu dùng có đạo đức được định nghĩa là việc mua các sản phẩm và dịch vụ được sản xuất theo cách giảm thiểu thiệt hại cho xã hội hoặc môi trường, hoặc cả hai. Phạm vi của hành vi “tiêu dùng có đạo đức” khá rộng, từ việc mua các sản phẩm mỹ phẩm không thử nghiệm trên động vật, đến việc chỉ mua hàng của các công ty trả lương tử tế cho người lao động.

Mặc dù kết hợp đạo đức và mua sắm có thể là một trải nghiệm bổ ích đối với một số người, nhưng vẫn có những người chưa sẵn sàng đón nhận nó vì vấn đề giá cả. Song ở phương Tây hay thậm chí một vài nước châu Á trong đó có Singapore, các doanh nghiệp khác nhau trong lĩnh vực này cho biết họ đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng mạnh về nhu cầu.

Ông Vishesh Juneja, giám đốc điều hành của Shopping Bag, một công ty thuộc tập đoàn phong cách sống Gill Capital có trụ sở tại Singapore, cho biết: “Nhu cầu đã tăng đáng kể trong hai năm rưỡi qua với ngày càng nhiều người muốn trở thành một phần trong sứ mệnh không lãng phí của chúng tôi”. Công ty đã mở rộng từ cửa hàng Scoop duy nhất tại Tanglin Mall lên sáu cửa hàng, với hai cửa hàng khác dự kiến ​​sẽ được mở vào cuối năm nay.

Hướng đi mới cho doanh nghiệp tiêu dùng

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của phong trào bảo vệ môi trường trên khắp thế giới trong những năm gần đây đã tạo động lực lớn hơn cho các doanh nghiệp phát triển theo hướng “có đạo đức” và thu hút được đông hơn một phân khúc người tiêu dùng ý thức cao về vấn đề này.

Đại dịch COVID-19 cũng đã ảnh hưởng đến nhận thức toàn cầu về các vấn đề môi trường, dựa trên một cuộc khảo sát năm 2020 với khoảng 3.000 người ở 8 quốc gia. Cuộc khảo sát được thực hiện bởi công ty tư vấn quản lý Boston Consulting Group. Nó cho thấy rằng khoảng 7/10 người được hỏi giờ đây đã nhận thức rõ hơn, so với trước đại dịch, rằng hoạt động của con người đe dọa khí hậu, và sự suy thoái của môi trường đang đe dọa con người.

Cũng có 40% người tham gia khảo sát cho biết họ có ý định áp dụng các hành vi bền vững hơn trong tương lai, bao gồm giảm tiêu thụ năng lượng gia đình, tăng tái chế và và mua hàng hóa sản xuất trong nước. Đây hoàn toàn có thể là một gợi mở cho các doanh nghiệp đi theo hướng bền vững để có được tăng trưởng và lợi nhuận lâu dài.

Nguồn: The Big Read: The rise of the ethical consumer – can it uplift low-wage workers too? CNA

Trả lời

LET'S GO
SUBSCRIBE
awesome
Sed ut perspiciatis unde omnis