Nhận ra “vị sếp tồi” ngay từ khi phỏng vấn xin việc

Một trong những tín hiệu đáng tin nhất về sự hài lòng nơi công sở của bạn là mối quan hệ giữa bạn và người quản lý. Vậy nên, nếu bạn đang cân nhắc một công việc, bạn sẽ cần xem xét cách hòa hợp với vị sếp tương lai.

Khá khó để xác minh chỉ qua một cuộc phỏng vấn, khi bạn đang nỗ lực để chứng tỏ “người ấy” nên tuyển dụng bạn. Nhưng đánh giá ngược là điều cần thiết. Kiểu câu hỏi nào bạn nên đặt ra để đánh giá phong cách quản lý của họ? Bạn có nên nói chuyện với những cấp dưới của họ? Những “báo động đỏ” nào bạn nên cảnh giác?

“Lý do chủ yếu một người từ bỏ công việc là bởi sự bất hòa với văn hóa doanh nghiệp hoặc chính vị sếp đã dồn họ đến chân tường”, John Lees, tác giả Nắm bắt công việc bạn yêu (How To Get A Job You Love) chia sẻ. Bạn không bao giờ biết được việc hợp tác với sếp tương lai của mình sẽ như thế nào cho đến khi chính thức nhận việc – nhưng bạn nên thu thập càng nhiều thông tin càng tốt. Và không chỉ là thông tin tiêu cực hoặc những “tín hiệu đỏ”. “Bạn cần hiểu con người thực của vị sếp đó. Thất bại trong việc nhận ra một vị sếp xuất sắc là sai lầm nghiêm trọng hơn cả thất bại trong việc nhận ra một vị sếp tồi.”

Biết điều mình tìm kiếm

Bước đầu tiên là tự vấn những điều bạn tìm kiếm ở một vị sếp. Theo Fernández-Aráoz, có 3 điều kiện căn bản một vị sếp tốt cần đáp ứng. Liệu đây có phải một người chân thành, đề xuất bạn một công việc bền vững phù hợp với năng lực? Bạn cũng có thể dành thời gian hình dung kiểu quan hệ mà bạn muốn. Bạn đang tìm kiếm một người sẽ đứng sau và để bạn tự chủ với công việc? Hay bạn đang kỳ vọng một người sẽ hướng dẫn cụ thể? Điều này sẽ cho bạn một số tiêu chí để đánh giá người quản lý tiềm năng của bạn trong khi phỏng vấn.

Tin vào bản năng

Quá tập trung để có được công việc đôi khi sẽ “che mờ” những phán đoán của bạn. Sau mỗi bước, hãy tự vấn liệu đây có phải công việc bạn muốn và vị sếp bạn sẵn sàng cộng tác. Bạn có thiện cảm với họ không? Bạn sẽ nhờ họ hỗ trợ khi gặp rắc rối? Vì sự đánh đổi là rất lớn, bạn nên tin vào chính mình. “Mọi người thường nghĩ ‘đáng ra mình phải biết’ vì họ hay gạt đi những chi tiết nhỏ dẫn đến cảm giác ngờ ngợ”, Lees chia sẻ. Tất nhiên, họ không có toàn quyền xử lý quá trình, nhưng hãy quan sát cách bạn được đối đãi với vai trò một ứng cử viên, chất lượng thông tin cho đến cách họ hướng dẫn bạn tìm đường đến địa điểm phỏng vấn.

Đặt câu hỏi, một cách tế nhị

Người phỏng vấn có thể hiểu nhầm một số câu hỏi như là biểu hiện của sự không hứng thú với công việc. Bạn rất không nên đặt câu hỏi trực tiếp, kiểu như ‘Hãy cho tôi biết phong cách lãnh đạo của anh/chị?’”. Điều này không những tiết lộ sự chần chừ từ phía bạn, mà bạn rất có khả năng không nhận được câu trả lời trung thực, bởi người phỏng vấn đang cố gắng tuyển bạn. Thay vào đó, đặt những câu hỏi giúp họ hình dung cụ thể về bạn khi làm việc. “Hàng ngày tôi cần làm những gì?” “Tôi sẽ học hỏi ra sao?” Đặt câu hỏi như thể bạn đã nhận việc sẽ giúp người tuyển dụng hình thành một “bức tranh tâm lý” về bạn trong công việc.

Hãy làm “bài tập”

Một trong những sai lầm lớn nhất bạn có thể mắc là không thể hiện sự chuyên cần. Đừng vô tâm khi bước vào công việc. “Điều đó rất sốc với phần lớn. Họ nhận ra văn hóa công ty quá trang trọng, hoặc đầy áp lực, hay có quá nhiều sự cô đơn”. Bạn cần biết điều đó trước khi cam kết. Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn bằng cách thu thập càng nhiều thông tin càng tốt. “Bạn có thể tìm thấy những thông tin có tính “báo động”, hoặc thông tin về sở thích của người phỏng vấn, từ đó sẽ tạo điều kiện để bạn kết nối với người đó.”

Gặp gỡ đồng nghiệp

“Tốt nhất là tiếp cận với một số đồng nghiệp tương lai của bạn,” Fernández-Aráoz cho biết. Nói chuyện đồng nghiệp chịu sự quản lý của sếp bạn và thăm dò họ. Dù thế nào cũng đừng vượt quá giới hạn. Có thể có những lý do như sự bảo mật, ngăn họ không chia sẻ thông tin với bạn.

Hãy yêu cầu được dành một nửa ngày với công ty và đồng nghiệp tương lai của bạn. “Trò chuyện về công việc cung cấp một lượng lớn thông tin”. Người tuyển dụng có thể xem đó là một dấu hiệu của sự cam kết và động lực. Bạn sẽ có cơ hội tương tác với đồng nghiệp. Từ đó, bạn sẽ làm quen với môi trường làm việc và cách sếp tương lai của bạn điều hành.

Quy tắc cần nhớ:

Nên:

Tập trung vào cách người quản lý đối xử với bạn trong quá trình phỏng vấn

Tiếp cận đồng nghiệp để tham khảo ý kiến của họ

Đề nghị được dành nửa ngày ở cơ quan để tương tác với đồng nghiệp và sếp tương lai

Không nên:

Lờ đi cảm giác của bạn về người quản lý trong quá trình phỏng vấn

Hỏi những câu trực diện về phong cách lãnh đạo — bạn sẽ khó nhận được câu trả lời trung thực. Bên cạnh đó, họ có thể nghĩ rằng bạn không muốn nhận công việ

Không thu thập thông tin về sếp của bạn qua các phương tiện truyền thông

Nguồn: Harvard Business Review

 

Trả lời

LET'S GO
SUBSCRIBE
awesome
Sed ut perspiciatis unde omnis