Bạn có phải người chứa “rác thải cảm xúc” ở nơi làm việc?

Trong công ty, nếu bạn là người mà đồng nghiệp luôn tìm đến để nhờ giúp đỡ, an ủi hay tư vấn thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn là “người chứa đựng rác thái cảm xúc”. Công việc này tuy có mặt tích cực, nhưng cũng là một việc khó khăn để vừa đảm bảo tiến độ công việc vừa giúp đỡ họ. Vậy làm sao để nhận biết bản thân có thuộc nhóm người đó không, và cách cân bằng nó như thế nào?

“Người chứa đựng rác thải cảm xúc” là những ai?

Họ được biết đến là những người tự nguyện gánh vác nỗi buồn, thất vọng, cay đắng hay giận dữ cũng như cả niềm vui và sự thành công vốn có trong đời sống tổ chức. Người “chứa đựng rác thải cảm xúc” có ở tất cả các cấp trong một tổ chức, nhưng đặc biệt là ở những người đóng nhiều vai trò trong các nhóm khác nhau. Họ hoàn toàn không bị giới hạn ở vai trò quản lý. 

Công việc của họ rất khó khăn và quan trọng ngay cả khi không được mọi người chú ý; công việc đó giữ cho tổ chức hoạt động tích cực và hiệu quả ngay cả khi các thành viên trong tổ chức có xung đột. Bằng cách gánh vác tâm sự của người khác, đề xuất giải pháp cho các vấn đề giữa các cá nhân, làm việc hậu trường để ngăn chặn tổn thương, và sắp xếp lại các thông điệp trên tinh thần xây dựng, những người chứa đựng rác thải cảm xúc sẽ hấp thụ những tiêu cực trong cuộc sống chuyên môn hằng ngày và giúp nhân viên tập trung vào công việc. 

Một nghiên cứu của Sandra và Frost đối với hơn 70 người chứa đựng rác thải cảm xúc cho thấy, cá nhân trong các vai trò này thường phải chịu đựng mức độ căng thẳng không thể kiểm soát nổi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và con đường sự nghiệp của họ, về lâu dài thường dẫn tới suy giảm khả năng giúp đỡ người khác – một hiệu ứng phụ phiền toái nhất đối với họ.

Bạn có phải một người thường xuyên “chứa đựng rác thải cảm xúc tại công ty?

Nhiều mặt tiêu cực như thế nhưng nếu người chứa đựng rác thải cảm xúc nhận thức được họ đang đóng một vai trò vừa có giá trị cao vừa nặng nề, họ sẽ có thể nhìn nhận năng lực cảm xúc của mình theo một hướng mới, cũng như nhận biết được dấu hiệu của căng thẳng khi còn có thể kiểm soát được. Vậy làm sao bạn biết được mình có phải là người chứa đựng rác thải cảm xúc? Sau đây là một số câu hỏi bạn cần tự trả lời để tìm ra đáp án:

 

  1. Bạn có đang làm việc trong một tổ chức có nhiều thay đổi, rối loạn chức năng hoặc vấn đề chính trị? 
  2. Bạn có đang làm việc ở vai trò kết nối nhiều nhóm khác nhau hoặc các cấp độ khác nhau không? 
  3. Bạn có dành nhiều thời gian để lắng nghe và đưa ra lời khuyên cho đồng nghiệp tại nơi làm việc?
  4. Mọi người có tìm đến bạn để giải tỏa lo lắng, cảm xúc, bí mật hoặc các vấn đề về nơi làm việc không? 
  5. Bạn có gặp khó khăn khi nói lời từ chối với đồng nghiệp, đặc biệt là khi họ cần bạn?
  6. Bạn có dành thời gian lặng lẽ xử lý các quyết định mang tính chính trị và quyết định gây sức ảnh hưởng để những người khác được bảo vệ không? 
  7. Bạn có xu hướng làm trung gian giao tiếp giữa một cá nhân gây rắc rối với những người khác không?
  8. Bạn có cảm thấy bắt buộc phải đứng ra bảo vệ những người cần bạn giúp đỡ tại nơi làm việc không?
  9. Bạn có nghĩ mình là người cố vấn, trung gian hay hòa giải không?

Nếu bạn trả lời “Có” từ bốn câu trở lên thì rất có thể bạn đang là một người chứa đựng rác thải cảm xúc. Tuy vậy, bạn không cần lo sợ cái tên này, nên nhớ rằng luôn có cả mặt tích cực và tiêu cực. 

Bạn có thể là một người biết lắng nghe, đồng cảm và giỏi xử lý vấn đề

Lợi và hại khi trở thành một người “chứa đựng rác thải cảm xúc”

Về mặt tích cực, là một người chứa đựng rác thải cảm xúc nghĩa là bạn có nhiều thế mạnh cảm xúc rất có giá trị: Bạn có thể là một người biết lắng nghe, đồng cảm và giỏi xử lý vấn đề. Mọi người đánh giá rất cao sự hỗ trợ của bạn. Một điều quan trọng nữa là bạn có một giá trị chiến lược quan trọng đối với công ty: hòa giải các tình huống khó khăn cũng như giảm thiểu tình trạng rối loạn chức năng trong tổ chức.

Về mặt tiêu cực, bạn có thể đang phải gánh nhiều việc hơn công việc chính của bạn, bạn giống như một người hùng thầm lặng, nỗ lực làm việc mà có thể không nhận được lời khen ngợi chính thức nào từ tổ chức. Lắng nghe, hòa giải và làm việc thầm lặng để bảo vệ người khác sẽ tiêu tốn nhiều thời gian của bạn. 

Quan trọng hơn, là một người chứa đựng rác thải cảm xúc còn tiêu hao nhiều năng lượng cảm xúc để lắng nghe an ủi và khuyên nhủ người khác. Vì không phải là bác sĩ trị liệu được đào tạo, bạn cũng có thể vô tình gánh lấy nỗi đau của người khác và dần dần phải trả giá cho chứa đựng rác thải cảm xúc có thể tiếp nhận cảm xúc của người khác nó. Nghiên cứu của Sandra chỉ ra rằng, những người chứa đựng rác thải cảm xúc có thể tiếp nhận cảm xúc của người khác nhưng không có cách nào để giảm bớt chúng. Là người thường xuyên giúp đỡ người khác, nhưng bạn lại khó tìm kiếm sự hỗ trợ cho chính mình. Và cuối cùng, vai trò này có thể là một phần cái tôi của bạn, một thứ đem lại cho bạn sự thỏa mãn – vì vậy rất khó để từ bỏ. 

 

Vì vậy, nếu bạn thấy mình là một người “chứa đựng rác thải cảm xúc” thì nhiệm vụ đầu tiên của bạn là hiểu và kiểm soát để biến nó thành điểm lợi thế của bản thân. Hãy sở hữu ngay bộ sách HBR Trí Tuệ Xúc Cảm để tìm ra hướng đi tiếp theo thúc đẩy năng lực “chứa đựng rác thải cảm xúc” của bạn!

Nguồn: Cuốn “Lắng Nghe trong Tỉnh Thức”, HBR Trí Tuệ Xúc Cảm, Alpha Books

Trả lời

LET'S GO
SUBSCRIBE
awesome
Sed ut perspiciatis unde omnis