Đối với các giám đốc, các nhà quản lý, hay đơn giản chỉ là trưởng phòng, trưởng nhóm – những người có thể gọi chung là các nhà lãnh đạo, những ngày đầu mới nhậm chức thường là giai đoạn khó khăn nhất.
Họ phải đương đầu với những thử thách mới, thậm chí nhiều áp lực khi phải xử lý những tình huống phức tạp mà họ chưa từng gặp phải trước đây, phải điều hành những con người mới, trong một môi trường làm việc mới, khác xa so với môi trường và cách thức làm việc họ từng quen thuộc.
Nguồn gốc những thất bại trong quá trình chuyển đổi luôn nằm ở mối tương tác có hại giữa hoàn cảnh với đầy những cạm bẫy và cơ hội của nó, với cá nhân, với những điểm mạnh và điểm yếu của sếp mới. Thành công hay thất bại phần nhiều phụ thuộc vào khả năng đánh giá tình hình của bạn. Hãy xác định những thách thức và cơ hội đặc trưng trong tình huống bạn gặp phải, và lập kế hoạch khả thi. Cũng giống như việc hiểu rõ những điểm mạnh và điểm yếu của mình, việc đánh giá tình huống thận trọng sẽ giúp bạn tìm ra những yếu điểm, để triển khai những những hành động ngăn ngừa hậu quả
Luôn tồn tại những phương pháp có hệ thống mà các nhà lãnh đạo có thể sử dụng để có thể vừa làm giảm khả năng thất bại, vừa đặt tới điểm cân bằng nhanh hơn. Điểm khác biệt giữa quá trình chuyển đổi vào vị trí quản lý cấp dưới và trở thành Tổng giám đốc thuộc về vấn đề cấp độ hơn là về loại hình công việc. Tất nhiên các nhà quản lý cấp cao phải xử lý các vấn đề vượt ngoài tầm hoạt động của các nhà quản lý cấp dưới. Nhưng hầu hết các động lực thúc đẩy cơ bản có thể áp dụng cho tất cả các cấp bậc, cũng như công cụ cơ bản và những hướng dẫn lập kế hoạch.
Mục tiêu cao nhất trong giai đoạn chuyển đổi là phải tạo ra động lực chuyển đổi bằng cách hình thành những chu trình đúng đắn nhằm gây dựng uy tín, đồng thời tránh mắc kẹt trong những vòng luẩn quẩn tổn hại đến uy tín. Khả năng lãnh đạo xét cho cùng chính là biết cách tự thúc đẩy mình. Các nhà lãnh đạo hiệu quả thúc đẩy bản thân họ để tạo ra những hướng trong công ty.
Nhà lãnh đạo chỉ là một người, và một người thì làm được rất ít việc. Khả năng thúc đẩy bản thân nằm ở việc nhận thức uy tín cá nhân và về tính hiệu quả được thể hiện ra bên ngoài. Đây chính là cách thức mà những thành công nhỏ sẽ tích lũy “nguồn vốn” lãnh đạo để rồi “nguồn vốn” đó có thể được nhằm mang lại những kết quả lớn hơn.
Quá trình chuyển đổi có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển vai trò lãnh đạo, do đó quá trình này cần phải được quan tâm quản lý tương xứng. Việc áp dụng quá trình chuyển đổi cho các vị trí mới để thử thách các nhà lãnh đạo tiềm năng là nên cần. Nhưng đừng để họ phải “hoặc là bơi, hoặc là chìm”. Hãy dạy cho họ các kỹ năng để đẩy nhanh việc chuyển đổi mà họ cần. Bằng cách này, bạn cũng có thể thấy rõ hơn năng lực của những người thực sự kiệt xuất.
Việc áp dụng một khuôn mẫu chuẩn để hỗ trợ tăng tốc quá trình chuyển đổi có thể mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho công ty. Việc giữ mọi người tại vị lâu hơn, nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng không phải là câu trả lời tốt cho vấn đề này. Những người giỏi trở lên buồn chán sau một vài năm và khao khát những thách thức mới. Cách tiếp cận tốt nhất là phải giúp mọi người trong công ty đẩy nhanh mọi quá trình chuyển đổi.
Những nghiên cứu và thực tiễn đều chứng minh rằng sự thành công hay thất bại của một nhà lãnh đạo hầu hết như sẽ được quyết định trong 90 ngày nhậm chức đầu tiên. Cuốn sách “90 ngày đầu tiên làm sếp” của Michael Watkins sẽ giúp những ngày đầu tiên làm sếp đầy chông gai của bạn trở nên dễ dàng hơn.
Bài viết liên quan