Làm gì để lấy lại động lực khi công việc trở thành gánh nặng?

Công việc thì chất đống những bạn chẳng thể tập trung, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất của cá nhân và cả công ty. Vì sao chúng ta thường xuyên bị sao lãng trong giờ làm việc? Có cách nào để guồng quay công việc trở nên thú vị và hấp dẫn hơn?

Thực ra đây là vấn đề mà nhân viên ở khắp các doanh nghiệp trên thế giới đều đang gặp phải. Nhiều lãnh đạo ở các tập đoàn lớn đã đau đầu tìm phương án giải quyết khi nhân viên của họ không còn cảm thấy bản thân được thách thức trong công việc và hiệu suất công việc có chiều hướng giảm dần khi các nhân viên không có động lực làm việc. 

Vậy làm thế nào để khơi nguồn cảm hứng trong công việc hàng ngày?  

Chấp nhận tình hình 

Khi đến giai đoạn nước rút mà công việc vẫn chất đống thì chúng ta thường ước rằng mọi thứ vẫn y nguyên như tháng trước, hoặc mong tiến độ công việc vẫn chậm rãi như trong kỳ nghỉ. Lúc này, chúng ta tiêu hao năng lượng của mình để suy nghĩ về tình huống mình đang gặp phải thay vì gấp rút hoàn thành công việc đúng tiến độ. 

Trong trường hợp công việc bị ách tắc, càng chống đối những gì đang diễn ra, bạn càng mất nhiều năng lượng hơn. Chấp nhận không có nghĩa là chịu thua. Ngược lại, nó có nghĩa là bạn hiểu được tình hình thực tế với nhận thức để có hành động đúng.  

Quan sát và nhận diện những cảm xúc bên trong 

Việc chấp nhận tình hình trở nên đặc biệt khó khăn, bạn thường có những suy nghĩ tiêu cực như “tôi sẽ không hoàn thành tốt công việc”, “tôi không biết liệu mình có thể hoàn thành tất cả mọi việc hay không”, hoặc “tôi thường cảm thấy mình mắc sai lầm cả ở nhà và ở nơi làm việc”.

Thay vì kìm nén hoặc phủ nhận một cảm xúc, hãy áp dụng một kỹ thuật nhận thức hiệu quả, đó là kỹ thuật nhận diện cảm xúc nghĩa là bạn cần nhận diện được các cảm xúc của mình trong một tình huống cụ thể.

Lần tới, khi bạn gặp khó khăn hoặc thất bại trong công việc, hãy dẹp công việc qua một bên, quan sát suy nghĩ và trạng thái cảm xúc của bạn, rồi đặt tên cho những cảm xúc đang diễn ra chẳng hạn như “áp lực”, “tội lỗi” hoặc “lo lắng”. Bằng cách sử dụng một hoặc hai từ, bạn có thể kiềm chế các kích thích thuốc phản ứng chiến đấu – hay – bỏ chạy của não giữa, đồng thời có thể kích hoạt các dây thần kinh thuộc vỏ não trước trán, nơi có chức năng vận hành những kỹ năng cao cấp của chúng ta. 

Duy trì cảm giác về quyền lựa chọn và quyền hành động

Việc chấp nhận hoàn cảnh và nhận diện cảm xúc có thể giúp chúng ta giảm bớt sự lo lắng phát sinh trong giai đoạn nước rút của công việc. Điều này rất quan trọng. Theo nghiên cứu của Đại học Pittsburgh, sự lo lắng ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận hành nhận thức của chúng ta, đặc biệt trong việc chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định đúng đắn. Đừng để mình rơi vào hội chứng “tâm lý nạn nhân” khiến bạn tin rằng mình không có quyền lựa chọn hoặc hành động. 

Thay vào đó, hãy cảnh giác cao độ khi bạn nhận định đâu là những vấn đề ưu tiên của bạn, hãy đánh đổi (dù khó khăn) và kết hợp với việc tự chăm sóc bản thân bất cứ nơi nào có thể. 

Hãy tâm sự với đồng nghiệp và người thân 

Con người có thể thực sự tiêu hao hoặc nạp lại năng lượng trong giai đoạn nước rút hoặc trì trệ của công việc. Hãy tạm dừng lại và cân nhắc xem bạn có thể thương lượng lại về thời hạn công việc, đặt ra các giới hạn nghiêm khắc hơn với bản thân, hoặc yêu cầu được hỗ trợ nhiều hơn trong thời gian này. 

Chăm sóc bản thân

Để thực sự biết yêu thương bản thân, đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn gấp rút của công việc, bạn hãy chấp nhận hoàn cảnh bằng cách thừa nhận nó nhằm hiểu được tình hình thực tế với nhận thức để có hành động đúng, quan sát và nhận diện cảm xúc của bạn (không đè nén hoặc phủ nhận chúng), duy trì ý thức về quyền lựa chọn và quyền hành động của bạn, tâm sự với đồng nghiệp và người thân của bạn, và yêu cầu giúp đỡ khi bạn cần. Bằng cách thực hiện những điều trên, bạn sẽ vượt qua giai đoạn tiếp theo của mình một cách dễ dàng và bình yên hơn.

Làm việc không chỉ cần lý trí mà còn cần cảm xúc thì công việc của bạn  thăng hoa và gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp. Hãy làm theo 5 bí quyết trên đây để hướng tới những cảm xúc tích cực, dùng lý trí để luôn tập trung vào mục đích và định hướng của công ty, giúp bạn có được hạnh phúc và thành công trong công việc.

 

Tư duy đúng để khiến công việc nhàm chán trở nên thú vị hơn

Trả lời

LET'S GO
SUBSCRIBE
awesome
Sed ut perspiciatis unde omnis