Thật khó để biết chắc cho đến khi một nhà lãnh đạo được đặt vào một tình huống thực tế để kiểm tra niềm tin đã nêu của họ, nhưng dưới đây là ba dấu hiệu cho thấy một nhà lãnh đạo có khả năng vượt qua bài kiểm tra đó.
Dấu hiệu số 1: Họ yêu cầu mọi người phải chịu trách nhiệm về giá trị của họ
Trong nghiên cứu về Chỉ số IQ về Lãnh đạo, Tại sao Giá trị Công ty đang gây thất vọng, chúng tôi phát hiện ra rằng chỉ có 33% người tin rằng người quản lý trực tiếp của họ luôn yêu cầu mọi người phải chịu trách nhiệm với các giá trị của công ty. Và gần một phần ba số người tin rằng những nhân viên có tay nghề cao luôn có thể hoặc thường xuyên sống trái với các giá trị của công ty mà không phải chịu trách nhiệm gì cả.
Nếu nhân viên thấy rằng các giá trị của công ty là không bắt buộc, những giá trị đó không thực sự ảnh hưởng đến việc đánh giá hiệu suất của họ và một số nhân viên có thể sống trái với các giá trị đó mà không sao cả, bạn sẽ có một nền văn hóa chín muồi cho chủ nghĩa thiên vị, chính trị nơi công sở và sự độc hại.
Không phải lúc nào cũng dễ dàng thực thi các giá trị của công ty, đặc biệt khi người vi phạm các giá trị đó là một nhân viên có tay nghề cao hoặc khó thay thế. Đó là lý do tại sao nó thực sự cần cá tính mạnh mẽ thì mới có thể đứng lên để bảo vệ cho các giá trị bất kể ai đang phá vỡ chúng.
Dấu hiệu số 2: Họ có thể tiếp nhận phản hồi với tinh thần xây dựng
Trong nghiên cứu, Giai đoạn phát triển khả năng lãnh đạo, chúng tôi đã học được rằng nếu các nhà lãnh đạo phản hồi với tinh thần xây dựng khi nhân viên chia sẻ vấn đề công việc của họ, thì khả năng những nhân viên đó giới thiệu cho người quen vào làm trong công ty gấp 12 lần. Nhưng đây là vấn đề: Chỉ 26% nhân viên nói rằng lãnh đạo của họ luôn trả lời với thái độ xây dựng khi họ chia sẻ các vấn đề trong công việc.
Hãy nghĩ xem hằng ngày một nhân viên có thể phải đối mặt với bao nhiêu vấn đề lớn và nhỏ. Từ quản lý thời gian đến xung đột, từ làm việc kết hợp làm việc ở nhà và công ty cho đến việc họ bị giao một thời hạn công việc bất khả thi, không thiếu những vấn đề mà nhân viên ngày nay phải đối mặt. Nhưng nếu một nhà lãnh đạo lắng nghe những mối quan tâm đó mà không “xử đẹp” người đưa tin, phòng thủ hoặc phủ nhận thực tế, thì sự gắn kết của nhân viên sẽ tăng vọt.
Tuy nhiên, giống như các giá trị sống khác của doanh nghiệp, đây là một kỹ năng đòi hỏi cách hành xử đạo đức. Hầu hết các nhà lãnh đạo sẽ không thừa nhận việc phòng thủ hoặc “xử đẹp” người đưa tin, nhưng nó vẫn xảy ra hằng ngày.
Dấu hiệu số 3: Họ khắc phục sự thất vọng của nhân viên
Theo nghiên cứu gần đây, Frustrations At Work, những thất vọng mà nhân viên phải đối mặt nghiêm trọng đến mức khoảng 60% nói rằng những thất vọng đó khiến họ muốn tìm kiếm công việc khác. Và khoảng 80% trong số đó nói rằng nếu những thất vọng đó được loại bỏ, họ sẽ hạnh phúc hơn và làm việc hiệu quả hơn.
Điều này nghe có vẻ không giống một vấn đề về tính cách cho đến khi bạn biết rằng chỉ có 16% nhân viên nói rằng lãnh đạo của họ luôn loại bỏ các rào cản đối với thành công của họ. Tại sao nó lại khó thế này? Thách thức đối với sự thất vọng của nhân viên và những trở ngại là đôi khi sự thất vọng lớn nhất lại do các nhà lãnh đạo gây ra. Trong nghiên cứu về sự thất vọng, mọi người đã chia sẻ những nỗi thất vọng cụ thể của họ, như:
- Người giám sát không thực thi chính sách của công ty đối với những nhân viên đang làm theo lối tắt
- Sếp của tôi muốn bộ phận của chúng tôi sửa chữa tất cả các quy trình bị hỏng thay vì đùn đẩy cho bộ phận sở hữu quy trình
- Người quản lý không tuân theo các ưu tiên
- Cấp trên quản lý vi mô và “bẻ cong” các quy tắc để xoa dịu những người mà anh ta ưu ái.
Khi nhà lãnh đạo là nguồn gốc gây ra sự thất vọng của nhân viên, thì người lãnh đạo sẽ cần biết lắng nghe, chấp nhận và khắc phục những sự thất vọng đó.
Nguồn: Forbes
Bài viết liên quan