15 lời khuyên để các doanh nghiệp nhỏ quản lý rủi ro tài chính tốt hơn

Mặc dù quản lý rủi ro tài chính là một chủ đề phức tạp nhưng có những chiến lược thông minh, đơn giản mà các chủ doanh nghiệp nhỏ có thể triển khai ngay bây giờ. 15 chuyên gia từ Hội đồng Tài chính Forbes chia sẻ các mẹo hàng đầu của họ dành cho các doanh nhân muốn quản lý rủi ro tài chính của họ tốt hơn.

1. Liệt kê những điểm yếu hiện tại của bạn

Hãy vạch ra những điểm yếu trong công việc kinh doanh của bạn. Bạn cần bao nhiêu tiền mặt để chi trả chi phí cố định hàng tháng? Bạn có lựa chọn nhà cung cấp thay thế nếu nhà cung cấp hiện tại ngừng kinh doanh không? Sản phẩm của bạn là hàng thiết yếu hay “có thì tốt”? Một khi bạn biết điểm yếu của mình, bạn có thể thiết lập kế hoạch để giải quyết chúng. Bạn có thể cân nhắc việc xây dựng một khoản dự trữ tiền mặt, tìm nhà cung cấp dự phòng hoặc thay đổi phương án tồn kho của bạn. –  Chris Tierney, Moore Colson CPAs and Advisors.

2. Duy trì hoạt động tinh gọn trong những năm đầu

Hầu hết các doanh nghiệp thất bại vì họ thiếu tiền. Hãy đảm bảo bạn có đủ tiền để hoạt động trong ba năm và vận hành một cách tinh gọn cho đến khi việc kinh doanh bắt đầu phát triển mạnh mẽ. – Robert Zuccaro, Target QR Strategies

3. Tự giáo dục bản thân về rủi ro và phần thưởng

Đối với tôi, rủi ro đến từ sự thiếu hiểu biết. Bất kỳ lĩnh vực nào có vẻ “rủi ro” thường là lĩnh vực tôi không hiểu hết. Tôi khuyên bạn nên liệt kê xuống tất cả những lĩnh vực này, tìm một nguồn đáng tin cậy về những lĩnh vực đó để nghiên cứu và đảm bảo rằng bạn hiểu đầy đủ về chúng. Sau đó, tôi sẽ quay lại và xác định điều gì chứa đựng rủi ro. Tại thời điểm này, bạn cũng có thể so sánh rủi ro với phần thưởng của từng khía cạnh. – Jerry Fetta, Wealth DynamX

4. Giữ cho sổ sách tài chính được chính xác

Hãy thuê một kế toán hoặc nhân viên kế toán có kinh nghiệm ngay từ đầu bất kể hình thức thuê tư vấn hay chỉ làm việc vài giờ một tháng. Bằng cách này, tài chính của bạn sẽ chính xác ngay từ đầu, bạn có thể dự đoán phân tích hòa vốn hoặc lợi nhuận của mình chính xác hơn, và bạn sẽ tự tin hơn khi đưa ra các quyết định có thể rủi ro về mặt tài chính. – Lilit Davtyan, Phonexa Holdings, LLC

5. Tìm một người cố vấn

Doanh nghiệp của bạn có khả năng mở rộng không? Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ ngày nay là các doanh nghiệp gia đình vừa và nhỏ, bạn có thể rất thành công và hài lòng với nó. Hãy mở rộng quy mô để không gặp thất bại. Chìa khóa là tìm một số cố vấn và/hoặc người cố vấn tuyệt vời để giúp bạn lập kế hoạch phát triển — nếu không, bạn có thể ra về tay trắng. – JD Morris, Red Hook Capital

6. Hãy cẩn thận khi đi vay nợ

Điều quan trọng là phải tập trung vào cấu trúc vốn để đảm bảo doanh nghiệp được cấu trúc và có nguồn tài chính bền vững trên cơ sở ổn định để hỗ trợ và kích hoạt tăng trưởng. Điều này đòi hỏi một chiến lược tài chính rõ ràng – cân đối giữa vốn chủ sở hữu và các khoản nợ cùng với việc sử dụng đúng mục đích. Điều cần thiết là phải chọn đúng hình thức vay nợ để đáp ứng nhu cầu về vốn bởi vì nếu chọn sai sẽ tạo áp lực cho doanh nghiệp. – Jason Hamilton, First River Capital

7. Tạo dự báo dòng tiền cá nhân và chuyên nghiệp

Tiền mặt là vua, và cạn kiệt tiền mặt đồng nghĩa với cái chết của bất kỳ doanh nghiệp nào. Chiến lược quản lý tiền mặt của bạn thực sự là chiến lược quản lý rủi ro quan trọng nhất của bạn. Là một chuyên gia lập kế hoạch tài chính, tôi giúp khách hàng là chủ doanh nghiệp lập kế hoạch dòng tiền cho doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu cá nhân của họ. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, hai điều này liên kết mật thiết đến mức chúng không thể tách rời nhau. – Todd Sixt, Strait & Sound Wealth Management LL

8. Hãy nhớ xem xét rủi ro thị trường và các yếu tố bên ngoài

Nhìn vào khả năng sinh lời và quản lý vốn là điều cơ bản. Nhìn ra bên ngoài cũng quan trọng. Rủi ro thị trường là gì và các kịch bản có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của bạn là gì? Bạn đã thiết lập các khoản tín dụng để giúp bạn vượt qua những tình huống đó chưa? Và hãy nhớ rằng, khi nói đến tín dụng, tốt hơn hết bạn nên có phương án dự phòng ngay cả khi không có nhu cầu. – Catherine York Powers, Constant AI

9. Đo lường rủi ro dựa trên thời gian, tiền bạc và chất lượng

Luôn đưa ra quyết định dựa trên ba trụ cột là thời gian, tiền bạc và chất lượng. Rủi ro tài chính mà bạn đang xem xét có nằm trong dòng thời gian của dự án hiện tại không? Nó có hoạt động trong phạm vi ngân sách của bạn không? Rủi ro có giúp duy trì chất lượng mà thương hiệu của bạn mang lại không? Nếu bạn đang đánh giá các quyết định tài chính một cách có phương pháp thì bạn sẽ dễ tiến hành hơn –  Drew Gurley, Redbird Advisor

10. Chuẩn bị cho sự sụt giảm doanh thu giảm đột ngột

Các chủ doanh nghiệp nhỏ thường bị phân tán rất nhiều, bao gồm cả thời gian, nguồn lực và thường là dòng tiền của họ. Nếu doanh thu của bạn bốc hơi chỉ sau một đêm —  một khả năng hoàn toàn có thể xảy ra mà chúng tôi đã thấy trong Covid-19 — bạn có mạng lưới an toàn nào cho mình? Có một hạn mức tín dụng mở dành riêng cho mục đích đó là rất quan trọng vì chi phí hoạt động của bạn sẽ không biến mất nếu doanh thu của bạn tăng. – Dan Henry, Green Dot

11. Luôn xem xét tình huống xấu nhất

Khi tranh luận về việc chấp nhận rủi ro tài chính, hãy tự hỏi bản thân một câu hỏi đơn giản: Bạn có ổn và sẵn sàng sống chung với rủi ro này nếu việc kinh doanh của bạn trở nên thua lỗ hoàn toàn không? Nếu câu trả lời là không, bạn không nên chấp nhận nó – Joe Camberato, National Business Capital

12. Tách biệt các quỹ cá nhân và kinh doanh

Mẹo hàng đầu cho một chủ doanh nghiệp muốn quản lý rủi ro tài chính là tách biệt quỹ cá nhân và quỹ kinh doanh. Có một tài khoản doanh nghiệp riêng sẽ bảo vệ tài sản cá nhân của bạn khỏi nhiều rủi ro mà doanh nghiệp có thể phải chịu. Nó cũng giúp cho việc khai thuế, bảo hiểm và tiếp cận vốn đơn giản hơn nhiều vì các kiểm toán viên, công ty bảo hiểm và người cho vay có thể thấy rõ tình hình tài chính của chính doanh nghiệp. – Luz Urrutia, Accion Opportunity Fund

13. Tìm hiểu rủi ro cá biệt của công ty ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp của bạn như thế nào

Các chủ doanh nghiệp nhỏ cần hiểu rủi ro cá biệt của công ty và mức độ ảnh hưởng của nó đến việc định giá doanh nghiệp của họ. Rủi ro cụ thể của công ty tạo ra sự bất định về tài chính cho các nhà đầu tư quan tâm đến doanh nghiệp của bạn. Rủi ro cá biệt càng thấp, doanh nghiệp của bạn càng trở nên có giá trị. Để giảm rủi ro, bạn phải xử lý các số liệu tài chính trong mô hình cụ thể đó. – Justin Goodbread, Heritage Investor

14. Đảm bảo bạn được trả tiền

Cách dễ nhất để nghĩ về rủi ro tài chính là nhìn vào các hóa đơn chưa thanh toán của bạn và tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu khách hàng của bạn không thanh toán. Sau đó, hãy tự hỏi bản thân bạn có thể làm gì để đảm bảo họ trả tiền. Bây giờ bạn đã có bài học đầu tiên về quản lý rủi ro tài chính: quản lý các khoản nợ phải thu. Hãy đảm bảo rằng người ta sẽ trả tiền cho bạn – Aaron Spool, Nhóm cố vấn Eventus Advisory Group, LLC

15. Biết điều gì thúc đẩy doanh nghiệp của bạn

Hãy hiểu biết con số của bạn từ trong ra ngoài, hiểu điều gì thúc đẩy doanh nghiệp của bạn và tiếp tục đặt câu hỏi. Một khi bạn biết đòn bẩy tác động đến hoạt động kinh doanh của mình, bạn có thể quản lý rủi ro tài chính tốt hơn bằng cách tập trung vào những điều phù hợp. – Jarred Cook, GlowTouch LLC

Nguồn: Forbes

Trả lời

LET'S GO
SUBSCRIBE
awesome
Sed ut perspiciatis unde omnis